Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn FDI vào lĩnh vực dệt may, nhuộm... ở Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo đó, năm 2015 thu hút 4,135 tỷ USD, 2016 đạt 2,573 tỷ USD, 2018 đạt 2.027 tỷ USD và 2017 là 1,714 tỷ USD, 2018 đạt 2.027 tỷ USD và 10 tháng 2019 là 1.349 tỷ USD.

Theo cơ cấu thị trường, 5 nước có vốn FDI vào dệt may Việt Nam lớn nhất Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Bristish VirginIslands. Trong đó, FDI đến từ Hàn Quốc là 4,798 tỷ USD với 464 dự án.

Đài Loan đứng thứ 2 với gần 3 tỷ USD và 132 dự án, Hồng Kông ở vị trí thứ 3 với tổng vốn 2,395 tỷ USD và 147 dự án, Trung Quốc rót vốn 2,116 tỷ USD với 197 dự án. Bristish VirginIslands có tổng vôn đầu tư đạt 1,607 tỷ USD với 70 dự án. 

Quy mô vốn đầu tư dệt may trung bình  350 – 850 triệu USD. Trong đó, đứng đầu là Singapore 834 triệu USD, Samoa 793 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ 660 triệu USD, Nhật Bản 434 triệu USD, Seychelles 484,9 triệu USD, Vương quốc Anh 372 triệu USD.

{keywords}
19,3 tỷ USD vốn FDI rót vào ngành dệt may Việt Nam (ảnh: Thu Ngân)

Tiếp đó, Hoa Kỳ với 190,5 triệu USD, Bermuda 108 triệu USD, Macau 81 triệu USD, Italia 80 triệu USD, Đan Mạch 75 triệu USD, Thái Lan 71 triệu USD, Angola 68,4 triệu USD, Srilanka 66 triệu USD, Malaysia 61,5 triệu USD, Ấn Độ 52,7 triệu USD, Hà Lan 44,8 triệu USD, Đức 38,5 triệu USD, Thụy Sỹ 37,3 triệu USD, Israel 30 triệu USD...

Về địa phương, tỉnh Đồng Nai thu hút lớn nhất vốn FDI vào các ngành dệt, nhuộm, may với 149 dự án, tổng vốn 4,84 tỷ USD, kế đến là Bình Dương với 202 dự án, vốn đăng ký 2,393 tỷ USD, Tây Ninh có 56 dự án với 1,9 tỷ USD, Long An có 212 dự án với 1,01 tỷ USD.

Tại Việt Nam, dệt nhuộm vẫn còn là khâu yếu. FDI gia tăng sẽ là cơ hội giúp cho ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển, tranh thủ được các ưu đãi trong các FTAs.

Thu Ngân