Đừng hoảng sợ
Đây là điều kiện tiên quyết để xử lý mọi việc đúng cách. Một khi bạn phát hiện thấy phanh của ô tô bị trục trặc, đừng hoảng sợ, nếu không, tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn đạp ga hoặc tông mạnh về hướng.
Cách làm đúng là phải làm chủ tay lái, không tự ý chuyển làn, chú ý quan sát giao thông xung quanh, cố gắng giữ cho xe chạy ổn định, tất nhiên không đạp ga thêm lần nữa.
Ảnh minh họa.
Báo hiệu cho xe khác
Chức năng đèn nháy kép khẩn cấp của xe cần được kích hoạt ngay lập tức để thu hút sự chú ý của các phương tiện xung quanh. Điều này rất quan trọng vì nó có thể thông báo rõ ràng cho những chiếc xe xung quanh rằng xe của bạn đang gặp tình trạng khẩn cấp.
Bạn cũng nên dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.
Nhả chân ga, trả về số thấp một cách từ từ
Hãy nhả chân ga (đối với xe tự động) cũng như về số thấp (với xe số sàn) để giảm tốc độ tối đa. Tuy nhiên tránh về số quá nhanh hoặc quá thấp nếu xe đang chạy ở tốc độ cao hay xuống dốc vì có thể phá hủy hệ truyền động, vỡ hộp số gây mất kiểm soát hoàn toàn. Lúc này sẽ khó lòng kiểm soát được tình huống và chỉ còn cách rơi vào nguy hiểm không thể xử lý.
Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.
Sử dụng phanh tay không liên tục trong thời gian ngắn
Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trượt, mất lái. Mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.
Ảnh minh họa.
Sử dụng làn thoát hiểm khẩn cấp
Trên đường cao tốc, đặc biệt là một số đoạn xuống dốc dài ở khu vực miền núi, việc má phanh quá nóng và hỏng do phanh lâu là điều tương đối phổ biến, những đoạn này sẽ được trang bị làn thoát hiểm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Tìm điểm có thể va chạm
Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.
Theo Gia đình Việt nam
Mời bạn đọc gửi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhận biết 6 loại vạch kẻ đường thường gặp để tránh bị phạt oan
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau nhưng cần phân biệt được 6 loại vạch kẻ đường thường gặp sau nếu không muốn bị phạt oan.