Không vệ sinh bếp thường xuyên

Bế mặt bếp sẽ nhanh hỏng, dễ bị rạn nứt ở nhiệt độ cao nếu không làm sạch dầu mỡ và ẩm ướt. Khi nấu ăn, bạn nên chú ý tránh để thức ăn trào ra bếp và thường xuyên vệ sinh bếp.

Vệ sin‌h bếp ngay sau khi sử dụng xong

Nên tránh vệ sinh bếp ngay sau khi vừa sử dụng xong. Cũng giống như nhiều đồ gia dụng trong nhà khác, bếp điện kỵ với nước. Do đó, không được dùng khăn ướt để lau chùi bếp. Không lau bếp khi còn nóng để tránh nguy cơ cháy, chập và giật điện.

Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong

Sau khi nấu xong nhiều người có thói quen rút nguồn điện ra ngay. Điều này khiến quản tản nhiệt không hoạt động nữa, làm chậm quá trình làm mát của bếp. Duy trì thói quen này sẽ khiến bếp bị giảm tuổi thọ. Tốt nhất bạn nên ấn nút tắt (off) và để cho quạt làm mát chạy cho đến khi bếp nguội hẳn thì mới rút điện ra.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Điều chỉnh nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu, hãy đặt nồi vào đúng vị trí rồi mới bật bếp, điều chỉnh nhiệt độ. Điều chỉnh nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên bếp sẽ gây hao phí điện năng.

Đặt vật dụng không cần thiết lên bếp khi nấu

Khi hoạt động, lượng nhiệt cao truyền ra từ nồi nấu có thể làm cho các vật đặt trên bề mặt bếp bị hỏng, đặc biệt là đồ nhựa. Do đó, tránh đặt những đồ dùng không cần thiết lên mặt bếp trong quá trình đun nấu.

Nấu ở mức nhiệt quá cao

Công suất hoạt động của bếp điện thường rất cao, sinh ra lượng nhiệt lớn và truyền nhiệt rất nhanh. Nhiều chị em muốn nấu nhanh thường chọn mức nhiệt cao nhất. Tuy nhiên đây không phải cách làm hiệu quả. Mức nhiệt quá cao sẽ làm thực phẩm chín không đều, lượng điện cũng tiêu hao nhiều hơn.

(Theo Khỏe & Đẹp)