Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao hợp đồng chế tạo trinh sát cơ không người lái (UAV) ScanEagle cho công ty con Insitu của hãng Boeing. Việt Nam là một trong 4 nước Đông Nam Á sẽ được cung cấp các UAV này.

Theo hợp đồng, Việt Nam sẽ nhận được 6 chiếc UAV ScanEagle.

{keywords}
Trinh sát cơ không người lái (UAV) ScanEagle do Mỹ sản xuất
{keywords}
Theo thông báo được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ, công ty Insitu đã được trao hợp đồng trị giá hơn 47,9 triệu USD (1.120 tỉ đồng) để chế tạo tổng cộng 34 chiếc UAV ScanEagle
{keywords}
Trong hợp đồng trên, 6 trinh sát cơ không người lái ScanEagle, với tổng giá trị 9,7 triệu USD, sẽ được cung cấp cho Việt Nam. Số còn lại sẽ được giao cho các nước Đông Nam Á khác gồm Malaysia (12 chiếc), Indonesia (8 chiếc) và Philippines (8 chiếc)
{keywords}
Ngoài số UAV trên, công ty Insitu cũng sẽ cung cấp trang thiết bị phụ tùng, sửa chữa, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước. Hợp đồng này dự kiến hoàn tất vào tháng 3/2022
{keywords}
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết 77% công việc chế tạo sẽ được thực hiện tại thành phố Bigen, bang Washington. Phần còn lại được tiến hành tại nhiều địa điểm trên đất liền và trên biển ở các nước đặt hàng như Malaysia (9% hợp đồng), Philippines (5%), Việt Nam (5%) và Indonesia (4%)
{keywords}
ScanEagle thuộc loại máy bay trinh sát không người lái độ cao thấp do Insitu, công ty con của tập đoàn Boeing, sản xuất
{keywords}
Nó được chế tạo dựa trên SeaScan, một máy bay không người lái (UAV) thương mại dùng cho ngư dân để phát hiện cá
{keywords}
ScanEagle được chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát, giám sát chiến trường, định vị pháo binh, hỗ trợ chỉ thị mục tiêu và đánh giá thiệt hại sau đợt tấn công. ScanEagle có thể hoạt động bất kể ngày đêm
{keywords}
ScanEagle thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2002, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 2005
{keywords}
Chiếc UAV này nhanh chóng được trang bị rộng rãi cho nhiều nhánh khác của lực lượng vũ trang Mỹ và trở thành một trong những phương tiện giám sát cự ly gần chủ lực
{keywords}
UAV ScanEagle có sải cánh dài 3,1m, chiều dài 1,4m, trọng lượng 20kg. UAV này được trang bị động cơ piston 2 thì, công suất 1,5 mã lực
{keywords}
UAV đạt tốc độ tối đa khoảng 148 km/h, tốc độ hành trình 111 km/h, thời gian hoạt động liên tục hơn 20 giờ
{keywords}
ScanEagle được trang bị hệ thống cảm biến quang điện tiên tiến, hoặc camera hồng ngoại. Phiên bản nâng cấp gần đây nhất được trang bị radar khẩu độ tổng hợp nhỏ nhất thế giới
{keywords}
Hệ thống truyền thông hiện đại có thể gửi hình ảnh về trung tâm điều khiển ở phạm vi hơn 100km
{keywords}
ScanEagle được triển khai rất dễ dàng bằng hệ thống phóng khí nén. Hệ thống phóng này có thể bố trí ở bất kỳ đâu, trên đất liền, hay những nơi có không gian nhỏ hẹp trên tàu chiến
{keywords}
UAV này được thu hồi bằng cách sử dụng một sợi dây gắn trên cần cẩu. Đầu mút cánh của ScanEagle có một cái móc, người điều khiển chỉ việc lái UAV va vào dây và cái móc sẽ giữ máy bay lại
{keywords}
Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ triển khai và thu hồi cùng khả năng trinh sát, giám sát trong thời gian dài, ScanEagle rất được ưa chuộng trong lực lượng vũ trang Mỹ
{keywords}
Tháng 9/2011, Insitu tiết lộ UAV ScanEagle đã được sử dụng để giám sát chiến trường trong chiến dịch áp đặt lệnh cấm bay trên bầu trời Libya. Các UAV ScanEagle đã bay tổng cộng hơn 500.000 giờ trong suốt chiến dịch. Đây được coi là một trong số những UAV trinh sát hiệu quả nhất hiện nay
Phi công quân sự Việt Nam đầu tiên hoàn thành khóa huấn luyện tại Mỹ

Phi công quân sự Việt Nam đầu tiên hoàn thành khóa huấn luyện tại Mỹ

Việc phía Mỹ đào tạo phi công quân sự cho Không quân nhân dân Việt Nam được xem là bước tiến mới đầy triển vọng trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Theo An ninh thủ đô