Việc phía Mỹ đào tạo phi công quân sự cho Không quân nhân dân Việt Nam được xem là bước tiến mới đầy triển vọng trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ đăng tải ngày 3/6, phi công quân sự Việt Nam đầu tiên sắp tốt nghiệp khóa đào tạo phi công Hoa Kỳ, trong khuôn khổ Chương trình Lãnh đạo Hàng không của Không quân Hoa Kỳ (USAF), Thượng uý Đặng Đức Toại là phi công Việt Nam đầu tiên sẽ tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công Hoa Kỳ tại căn cứ Không quân Columbus.
Tiếp theo sẽ là Trung uý Doãn Văn Cảnh - người hiện đang theo học Chương trình Lãnh đạo Hàng không. Không quân Hoa Kỳ mong muốn có thêm nhiều phi công Việt Nam tham dự Chương trình lãnh đạo Hàng không trong tương lai.
|
Những phi công quân sự Việt Nam đầu tiên sắp tốt nghiệp khóa đào tạo phi công của nước này, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia |
|
Trong khuôn khổ chương trình lãnh đạo hàng không của không quân Mỹ (USAF), Thượng uý Đặng Đức Toại là phi công Việt Nam đầu tiên sẽ tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công tại căn cứ không quân Columbus |
|
Tiếp theo sẽ là Trung uý Doãn Văn Cảnh - người hiện đang theo học chương trình lãnh đạo hàng không |
|
Ngoài ra không quân Mỹ mong muốn có thêm nhiều phi công Việt Nam tham dự chương trình lãnh đạo hàng không trong tương lai |
|
Việc phía Mỹ chính thức đào tạo phi công quân sự cho Không quân nhân dân Việt Nam theo đánh giá là tiền đề để chúng ta tiến tới đặt mua và vận hành những loại chiến đấu cơ do nước bạn chế tạo |
|
Hiện nay Việt Nam được cho là đang tỏ ý quan tâm sâu sắc tới một số dòng máy bay tiêm kích Mỹ, trong đó ứng viên sáng giá nhất là F-16 Fighting Falcon để thay thế vai trò của MiG-21 |
|
Ngoài đào tạo phi công, trong năm 2018 thì phía Mỹ còn cho biết sẽ cung cấp máy bay huấn luyện cho Việt Nam để chúng ta tự tiến hành đào tạo phi công tại chỗ |
|
Chủng loại phi cơ được cung cấp nhiều khả năng sẽ là chiếc cánh quạt T-6 Texan 2 mà hai phi công Việt Nam chụp ảnh lưu niệm bên cạnh |
|
Mở rộng hơn, sự kiện Mỹ đào tạo phi công quân sự cho Việt Nam có thể cho phép chúng ta nghĩ tới một ngày hai nước sẽ có các cuộc tập trận chung |
|
Khi đó cả hai bên đều sử dụng các chỉ huy được đào tạo từ những học viện quân sự nổi tiếng như West Point hoặc Naval Academy... và có trang bị vũ khí tương đồng |
|
Ngoài tiêm kích F-16 Fighting Falcon, Việt Nam được cho là còn quan tâm đến nhiều chủng loại máy bay Mỹ khác như vận tải cơ C-130J, trực thăng đa dụng hải quân MH-60R Sea Hawk, cùng với máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion... |
|
Mới đây nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo rằng sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 6 máy bay không người lái trinh sát ScanEagle |
|
Dự kiến các máy bay trinh sát không người lái này sẽ được triển khai trên các tàu tuần tra lớp Hamilton cũng như DN-2000 |
|
Trước đó vào ngày 1/6, tại đối thoại Shangri-La lần thứ 18 tổ chức ở Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã có cuộc tiếp xúc song phương với Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan |
|
Tại đây, hai bên cho rằng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả thiết thực, phù hợp với mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực và trên thế giới |
Việt Nam vừa tiếp nhận 2 chiếc trực thăng Bell 505 hiện đại do Mỹ sản xuất mang số hiệu lần lượt là VN-8650 và VN-8651.
Theo An ninh thủ đô