Một chuyên gia dinh dưỡng uy tín cảnh báo, một số hiện tượng thường gặp, chẳng hạn như nướu chảy máu, các đốm trắng trên móng tay hay môi nứt nẻ, ... có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress.

{keywords}

Viết trên trang web Healthista, chuyên gia dinh dưỡng Charlotte Watts cho biết: "Các giai đoạn stress làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng nhanh hơn. Điều này là vì, toàn bộ hệ thống của chúng ta, kể cả năng lượng, các phản ứng não, các hoóc môn và hệ miễn dịch, đang hoạt động với cường độ cao hơn và tốc độ nhanh hơn".

Do đó, một số triệu chứng gắn liền với sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất cũng có thể là dấu hiện cảnh báo về những tác động dài hạn và sâu hơn của stress mạn tính.

Trong cuốn sách mới của mình, bà Watts đã tiết lộ 7 biểu hiện đáng kinh ngạc của stress và những gì chúng ta cần phải ăn để bù đắp số chất dinh dưỡng đã mất:

Nứt môi, rạn khóe miệng

{keywords}

Theo chuyên gia Watts, nguyên nhân của hiện tượng này là sự thiếu hụt các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6.

Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ thần kinh và rất cần để cơ thể tiếp nhận năng lượng từ các protein, chất béo và cacbonhyđrat mà chúng ta ăn. Trong đó, vitamin B6 có liên quan đến quá trình sản xuất hai chất dẫn truyền thần kinh (các hóa chất não) serotonin và dopamine, vốn giúp điều phối tâm trạng và động cơ, cũng như melatonin chi phối giấc ngủ.

Nguồn thực phẩm bổ sung: cà rốt, các loại thịt, trứng, cá, đậu, rau cải bó xoong, hạt hướng dương, quả óc chó, quả bơ, chuối, xúp lơ xanh, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, ngô và khoai tây.

Nghiến răng

{keywords}

Stress kéo dài thường bộc lộ qua việc nghiến răng, siết chặt hàm, một phần do các cơ kéo căng quanh miệng làm tăng sự cảnh giác của bộ não. Thủ phạm của hiện tượng này là sự thiếu hụt vitamin B5.

Vitamin B5 thường được nhắc tới như một loại vitamin chống stress, do nó hỗ trợ việc sản sinh các hoóc môn thượng thận, cholesterol và các kháng thể miễn dịch trong quá trình đối phó với stress. Theo bà Watts, việc sản sinh cholesterol không phải luôn "xấu", vì chúng ta cần nó để tạo ra các tế bào mới cũng như các hoóc môn steroid giúp chống stress.

Vitamin B5 cũng rất cần cho việc sản sinh chất dẫn truyền thần kinh ghi nhớ acetylcholine, vốn còn giúp chúng ta trấn tĩnh sau khi vượt qua căng thẳng.

Mọi người được khuyên uống thuốc bổ sung các vitamin nhóm B dưới dạng tổng hợp, vì chúng sẽ cùng nhau hỗ trợ quá trình sản sinh năng lượng và bảo đảm sức khỏe hệ thần kinh của chúng ta.

Nguồn thực phẩm bổ sung: thịt bò, trứng, rau tươi, cật, gan, các cây họ đậu, nấm, quả hạch, cá nước mặn, bột lúa mì đen.

Các đốm trắng trên móng tay

{keywords}

Mặc dù các đốm trắng trên móng tay thường được cho là dấu hiệu thiếu hụt canxi, nhưng trong thực tế nó là biểu hiện của sự thiếu hụt một khoáng chất khác: kẽm.

Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều hệ thống enzym trong cơ thể chúng ta, hỗ trợ khả năng miễn dịch và sản sinh các hoóc môn, kể cả insulin và các hoóc môn sinh dục. Khoáng chất này dễ dàng bị cạn kiệt khi chúng ta bị stress và chúng ta có thể nhận biết giai đoạn căng thẳng từ việc xuất hiện các đốm trăng trên móng tay.

Kẽm trong thức ăn có nguồn gốc thực vật khó phân hủy tự nhiên, khiến cơ thể khó hấp thu hơn kẽm trong thức ăn có nguồn gốc động vật. Vì vậy, những người ăn chay có thể cân nhắc bổ sung thêm khoảng 15 - 20mg kẽm/ngày.

Nguồn thực phẩm bổ sung: cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bầu, hạt thông, hàu và các động vật có vỏ khác (trai, ngao, sò, ...), cua, bột lúa mạch đen và pho mát.

Táo bón và tiêu chảy luân phiên

{keywords}

Nguyên nhân của hiện tượng là thiếu hụt magiê. Đây là một khoáng chất thiết yếu, với 70% trong xương và 30% trong các mô mềm và chất dịch cơ thể. Chúng ta sử dụng hết lượng magiê khổng lồ này trong khi cơ thể chống chịu stress và khi chúng ta ăn đường.

Khả năng trấn tĩnh các cơ và bộ não sau stress phụ thuộc vào magiê và bạn có thể thấy vòng luẩn quẩn khi stress phá hủy nó và khả năng đối phó của chúng ta bị suy giảm. Lượng magiê trong cơ thể thấp gắn liền với các biểu hiện điển hình liên quan đến stress như sự lo âu, cáu kỉnh, mất ngủ, trầm cảm và đau cơ.

Do các cơ của hệ thống tiêu hóa cũng phụ thuộc vào magiê và chúng ta cảm thấy stress rất rõ ở hệ thống thần kinh trong ruột, nên lượng khoáng chất thấp thường biểu hiện qua sự trục trặc trong chức năng điều phối cơ tiêu hóa, khiến chúng ta có xu hướng bị táo bón hoặc tiêu chảy luân phiên.

Ngoài việc bổ sungg qua các nguồn thực phẩm, bạn có thể uống thuốc bổ sung 300 - 500mg magiê/ngày.

Nguồn thực phẩm bổ sung: kiều mạch, quả hạch, đậu tương, rau xanh đậm, cà rốt, đậu, khoai lang, hạt vừng, hạt hướng dương, cây đậu lăng, quả bơ, súp lơ, thịt, cá.

Nướu chảy máu

{keywords}

Thủ phạm khiến nướu chảy máu là sự thiếu hụt vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa cần thiết cho ít nhất 300 chức năng trao đổi chất của cơ thể người.

Vitamin không chỉ hỗ trợ sản sinh các hoóc môn chống stress và protein interferon của hệ miễn dịch, mà còn cần thiết cho sự sản sinh collagen tạo nên tất cả các mô trong cơ thể. Đó là lí do tại sao với bệnh nhân scurvy do thiếu hụt vitamin C, các mô trong cơ thể không thể được bồi bổ và kiệt quệ.

Một dạng rất nhẹ của chứng bệnh này có thể bộc lộ qua việc dễ thâm bầm và chảy máu nướu khi đánh răng. Các biểu hiện khác của sự thiếu hụt vitamin C là việc dễ bị viêm nhiễm, cảm lạnh và khó hồi phục bệnh.

Nguồn thực phẩm bổ sung: các quả họ cam - quýt, rau xanh, măng tây, quả bơ, cải xanh, dưa đỏ, cải xoăn, xoài, hành, đu đủ, đậu xanh, dứa, củ cải, rau bina, dâu tây, cà chua và cải xoong.

Các mụn cứng ở cánh tay và đùi

{keywords}

Nguyên nhân của hiện tượng có thể là do sự thiếu hụt vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các vùng mỡ trong cơ thể và cần thiết cho khả năng sinh sản. Vitamin E cũng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình đông máu bình thường, hình thành sẹo và duy trì áp huyết ổn định.

Sự thiếu hụt vitamin E có thể biểu hiện qua việc mọc các mịn bọc cứng ở trên cánh tay và đùi, nơi quá nhiều protein keratin tích tụ trên da.

Nguồn thực phẩm bổ sung: các loại dầu thực vật, rau rậm lá màu xanh đậm, cây họ đậu, quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trứng, sữa, tảo bẹ, bột yến mạch, nội tạng động vật, đậu tương, khoai lang và cải xoong.

Thường xuyên viêm nhiễm vùng họng và ngực

{keywords}

Thủ phạm là thiếu hụt vitamin A. Đây là vitamin thiết yếu cho khả năng nhìn ban đêm, sức khỏe và khả năng mau phục hồi, chống viêm nhiễm ngoài da cũng như niêm mạc của các hệ thống hô hấp, dạ dày - ruột và đường tiểu của con người.

Khi gặp vấn đề với việc đối phó với các cơn cảm lạnh, khiến chúng thường di chuyển tới vùng ngực và cổ họng của bạn, hãy tăng lượng vitamin A trong cơ thể thông qua hấp thụ nhiều rau xanh và các loại thịt hữu cơ chất lượng cao, dưới dạng hầm. Việc bổ sung đủ kẽm cũng cần thiết để huy động và giải phóng nguồn vitamin A dự trữ.

Nguồn thực phẩm bổ sung: gan động vật, dầu gan cá, các loại rau, quả màu xanh, vàng, đỏ như măng tây, súp lơ xanh, dưa đỏ, cà rốt, đu đủ, bí ngô, ớt, ...

Tuấn Anh (theo Daily Mail)