Năm 2015, hơn 100 nạn nhân người Việt của nạn buôn người đã được công an Việt Nam và Trung Quốc giải cứu, đưa về quê hương.

Trang web của kênh truyền hình Mỹ CNN hôm 18/4 đã đăng bài phóng sự về cuộc đời đẫm nước mắt của những cô gái Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc, cũng như con đường tìm về quê hương đầy nhọc nhằn và gian truân của họ. Dưới đây là bài lược dịch.

{keywords}
Nhiều cô gái trẻ ở các làng quê dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã bị những kẻ đồi bại lừa bán. (Ảnh: CNN)

"Khi tỉnh dậy, tôi không hề biết rằng mình đã ở trên đất Trung Quốc", Lan nhớ lại cái đêm đã thay đổi cả cuộc đời cô.

Thời điểm đó, Lan đang ôn thi đại học. Một người quen trên mạng đã rủ Lan đi ăn tối cùng với một nhóm bạn. Khi cô thấy mệt và muốn về nhà, nhóm người này đã yêu cầu cô ở lại trò chuyện và chuốc rượu cô. Chuyện tiếp theo đó, Lan biết mình bị lén đưa qua biên giới Trung Quốc. "Lúc đó, tôi muốn chạy trốn", Lan nói. "Trên xe khi đó còn có những cô gái khác nữa, nhưng đều có người canh giữ chúng tôi".

"Mặt hàng giá trị" 3.000USD

Lan chỉ là một trong số nhiều cô gái trẻ ở những ngôi làng dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. Nhiều bé gái mới chỉ 13 tuổi kể lại rằng, các em bị lừa, bị chuốc thuốc mê, sau đó bị đưa qua biên giới bằng thuyền, xe máy hoặc xe hơi.

Chính sách một con kéo dài nhiều năm qua cùng truyền thống trọng nam khinh nữ đã khiến Trung Quốc rơi vào cảnh mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Nói một cách khác, nhiều nam giới nước này "đói" vợ. Trong bối cảnh đó, những cô dâu người Việt đã trở thành một "mặt hàng giá trị".

"Một nam giới Trung Quốc bình thường phải tốn rất nhiều tiền mới cưới được vợ Trung Quốc", bà Ha Thi Van Khanh, điều phối viên dự án quốc gia cho tổ chức chống buôn người của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cho biết. Theo truyền thống, đàn ông Trung Quốc muốn cưới phụ nữ nước này, anh ta phải thanh toán tiền tiệc cưới, sính lễ và mua nhà mới để vợ chồng chung sống sau hôn lễ.

"Đó là lý do họ muốn 'nhập khẩu' phụ nữ từ các nước láng giềng, như Việt Nam".

Theo bà Vương Ngọc Diệp, người sáng lập Vòng tay Thái Bình, tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích phòng chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, các cô dâu Việt Nam có thể bị bán với giá lên tới 3.000 USD. Sự tương đồng văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến các cô dâu Việt bị xem là "mặt hàng" hấp dẫn.

{keywords}
Một phụ nữ may mắn trốn thoát trở về quê hương. (Ảnh: CNN)

Khi bị bạn trai chuốc thuốc mê và bán sang Trung Quốc, Nguyen mới chỉ 16 tuổi. Cô cố gắng phản kháng những kẻ buôn người ép cô lấy chồng. Trong suốt ba tháng, cô đã kháng cự, bất chấp việc bị những kẻ buôn người đánh đập, bỏ đói, thậm chí đe dọa giết chết. Cuối cùng, cô cũng đành buông xuôi. Cô nói, chồng cô đối xử tử tế với cô, nhưng cô vẫn đau đáu nỗi nhớ gia đình ở Việt Nam.

"Nỗi nhớ quê nhà của tôi thật không sao kể xiết", Nguyên tâm sự. "Tôi đồng ý cưới người đàn ông đó, nhưng tôi không thể sống cùng một người lạ, mà không hề có cảm giác gì với anh ta".

Tuy nhiên, mẹ chồng phát hiện Nguyen không mặn mà với cuộc hôn nhân. Gia đình họ đã trả cô cho bọn buôn người và lấy lại tiền. Nguyen kể, sau đó cô bị ép lấy một người đàn ông khác.

Gian truân đường về quê hương

Tổ chức Vòng tay Thái Bình đã mở một cơ sở cho các nạn nhân buôn người ở thành phố Lào Cai. Những phụ nữ trẻ thường ở đây trung bình 2 đến 3 năm. Họ được đi học hoặc tham gia các lớp đào tạo nghề. Họ được học nấu ăn, thêu thùa, làm vườn.. Sống cùng những người phụ nữ chung cảnh ngộ, các cô gái lấy lại cân bằng và sau đó tìm được việc để tự nuôi sống bản thân.

Tổ chức này cũng cố gắng tiếp cận với cộng đồng nhằm ngăn chặn tình trạng những bé gái rơi vào tay những kẻ buôn người. Mỗi tháng một lần, một nhóm các nạn nhân buôn người sẽ tới chợ Bắc Hà, nơi người ta mua bán đồ ăn, vải vóc và vật nuôi. Vào ngày hôm đó, trên sân khấu, trước sự theo dõi của hàng trăm người, họ kể về những câu chuyện đời mình, trả lời câu hỏi và tổ chức những trò chơi.

Khi họ đề nghị mọi người chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân đối với nạn buôn người, hơn 20 người đã trả lời. "Tôi cho rằng, nhận thức là công cụ duy nhất", bà Diệp nói.

{keywords}
Sau nhiều đau khổ, các nạn nhân cũng dần tìm lại được sự cân bằng. (Ảnh: CNN)

Bà Ha Thi Van Khanh cũng đồng ý rằng, ưu tiên hàng đầu là mở rộng nhận thức, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn nghèo dọc biên giới. Bà cũng tin rằng, việc xóa đói giảm nghèo sẽ giúp ngăn phụ nữ sang Trung Quốc tìm việc, một chiêu lừa phổ biến mà những kẻ buôn người thường sử dụng để dụ dỗ các nạn nhân.

Mới đây, công an Việt Nam đã giải cứu thành công 5 thiếu nữ, khi họ sắp bị một kẻ buôn người đưa qua biên giới. Phóng viên CNN đã tiếp xúc với những bé gái này. Các em mới chỉ 14 tuổi. Các em kể rằng một người cùng làng đã hứa đưa các em sang làm việc ở Trung Quốc với mức lương cao, lên đến 600USD. Các em đã giấu bố mẹ về chuyến đi. Người cùng làng đó hiện đã bị bắt.

Công an Việt Nam cũng nhiều lần giải cứu được những phụ nữ đã bị bán sang bên kia biên giới, nhờ sự phối hợp với các nhà chức trách Trung Quốc. Ông Nguyễn Tường Long, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai, cho biết năm ngoái họ đã giải cứu và đưa 109 nạn nhân người Việt của nạn buôn người trở về quê hương.

"Nhờ sự hợp tác giữa công an Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi đã phát hiện và triệt phá nhiều đường dây buôn người", ông cho biết. "Chúng tôi đã tìm được những phụ nữ ở sâu trong đất Trung Quốc, bị ép làm gái mại dâm trong những nhà thổ".

Những phụ nữ chưa được giải cứu thì tự tìm đường để giải thoát chính mình. Một số nói rằng họ có thể liên lạc với gia đình từ Trung Quốc, nhưng họ không thể nhờ công an giúp đỡ vì họ không biết chính xác chỗ mình ở.

Lan và Nguyen đều bị bán sang cùng một thị trấn ở Trung Quốc. Sau hai năm vật lộn, cuối cùng họ đã cùng nhau trốn thoát, đón taxi tới một đồn công an địa phương. Trong suốt quá trình chạy trốn, họ luôn lo sợ gia đình nhà chồng sẽ tìm thấy họ. Công an Trung Quốc sau đó đã điều tra và đưa họ trở về Việt Nam. Hai cô gái giờ đã được tự do, nhưng các cô phải bỏ con ở lại Trung Quốc.

Lan nói nếu được gặp lại con gái lần nữa, cô sẽ xin lỗi vì đã bỏ con ở lại. "Tôi hy vọng con gái tôi sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn ở đó", cô tâm sự.

Cả Lan và Nguyen đều cho biết, lúc còn đi học, giáo viên đã cảnh báo về nạn buôn người. Nhưng khi ấy, cả hai đều không tin chuyện đó có thể xảy ra với họ.

Thanh Vân

Bên trong ngôi làng 17 cô dâu Việt bỗng dưng biến mất

Hàng chục cô dâu Việt lấy chồng tại một ngôi làng nghèo ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã đột nhiên biến mất cùng ngày.

Cô dâu Việt thành đại gia Hàn nhờ bán 1.000 bát phở mỗi ngày

Trung bình mỗi ngày, chị Mai cùng chồng và các nhân viên bán được khoảng 1.000 suất ăn, thu nhập hàng tháng lên tới 90 triệu Won.

Cô dâu Việt bị 'rao bán' trên mạng TQ

Chiều 11/11, trên trang mua sắm trực tuyến Taobao của Trung Quốc đã xuất hiện một mẩu tin rao báo cô dâu Việt với giá khoảng 35 triệu đồng/ người.

Bên trong thị trấn có gần 150 cô dâu Việt ở Trung Quốc

  Bên trong thị trấn có gần 150 cô dâu Việt ở Trung Quốc

Chồng Đài Loan đâm chết cô dâu Việt

 Ngày 4/5, nguồn tin cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự đối tượng người Đài Loan giết chết vợ người gốc Việt.

Ép cô dâu Việt bán dâm 500 USD bên Hàn

 Ép cô dâu Việt bán dâm 500 USD bên Hàn