- Sử Việt từng xuất hiện những bản án kỳ lạ, nhưng đã chết rồi vẫn bị xử phạt, bị đánh 100 roi vào quan tài thì đó là trường hợp độc nhất vô nhị.

Bộ luật đầu tiên ở nước ta được nhà Lý ban hành vào năm 1042 với tên gọi Luật Hình Thư. Nối tiếp nhà Lý, triều Trần cũng ban hành Hình Luật. Sang thời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) cho ban hành Luật Hồng Đức – bộ luật duy nhất vẫn còn được giữ nguyên cho đến hôm nay. Giống như các triều đại trước đó, nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam cũng cho ban hành luật Gia Long năm 1807.

Trải qua hàng thế kỷ, luật pháp của người Việt từng bước được hoàn thiện dần, ngày càng cụ thể hơn, phù hợp hơn. Tuy nhiên, vẫn có những bản án vượt ra khỏi quy định của pháp luật, không theo nguyên tắc nào, thường do những ông vua phong kiến “tuyên án” theo suy nghĩ cá nhân của mình.

Câu1: Dũng tướng nào của triều Nguyễn đã chết vẫn bị phạt đánh 100 roi vào quan tài?

A. Võ Tánh

B. Thoại Ngọc Hầu

C. Lê Văn Quân

Đáp án: Lê Văn Quân (?-1791), sinh ra tại Gò Công (Tiền Giang ngày nay). Tuy ít học, nhưng ông lại là hổ tướng nổi danh trên chiến trường, lúc xông trận rất dũng mãnh nên được người đương thời gọi là Dũng Nam công. Sinh thời, Lê Văn Quân rất được vua Gia Long yêu quý. Xuất thân dũng tướng, nhưng điểm yếu của Lê Văn Quân lại là người ít học nên mọi việc không biết suy xét cho kỹ lưỡng. Sau này, Lê Văn Quân gây mâu thuẫn với Võ Tánh, bị Nguyễn Ánh khiển trách, sai tước đoạt quan tước, cho chờ để lập công chuộc tội. Khổ nỗi, Lê Văn Quân ít hiểu biết, nghe tuyên mệnh thì uất ức hổ thẹn, rồi uống thuốc độc tự tử. Nghe tin tướng tài tự tử, vua Gia Long vừa tiếc vừa thương, đích thân đến đám tang Lê Văn Quân gào khóc, xong cầm roi đánh lên quan tài một trăm roi".

 

Câu 2: Hổ tướng nào của nhà Nguyễn xuất thân từ Thái giám?

A. Lê Văn Duyệt

Đáp án: Theo chính sử nhà Nguyễn, Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong một gia đình nông dân tại làng Hòa Khánh, nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thuở nhỏ đã sớm bộc lộ là cậu bé thông minh, lanh lẹ, sức khỏe phi thường, chưa đầy 20 tuổi Lê Văn Duyệt được Nguyễn Ánh tuyển làm Thái Giám Nội Đình. Ông trở thành vị tướng giỏi phò trợ chúa Nguyễn giành nhiều thắng lợi lớn. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông được phong giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có tới 2 lần nắm chức Tổng trấn Gia Định, rất được các đời vua nhà Nguyễn nể trọng.

B. Nguyễn Huỳnh Đức

C. Huỳnh Công Lý

 

Câu 3: Người con nuôi nào của Lê Văn Duyệt đã nổi dậy chống lại triều đình sau khi ông qua đời?

A. Lê Duy Mật

B. Lê Oánh

C. Lê Văn Khôi

Đáp án: Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho bãi chức tổng trấn Gia Định thành, chia lại địa giới hành chính, thay bằng các chức quan khác, lại truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông. Vì bị bức, con nuôi của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi đã dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình. Nhận được tin cáo cấp, Minh Mạng liền sai quân đi đánh dẹp, đồng thời ban trách Lê Văn Duyệt đã "che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn". Cuộc nổi dậy nhanh kết thúc trong cảnh đẫm máu.

 

Câu 4: Vua nào đã tuyên án xử phạt Lê Văn Duyệt sau khi ông đã qua đời nhiều năm?

A. Gia Long

B. Minh Mạng

Đáp án: Sau khi khởi nghĩa Lê Văn Khôi bị đánh dẹp, Lê Văn Duyệt bị vua Minh Mạng kết án, ra chỉ dụ cho Tổng đốc Gia Định đến mộ phần san bằng mồ mả, xiềng khóa lại, dựng bia đá tuyên án tám chữ “Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Dù đã chết, Lê Văn Duyệt vẫn bị kết án bảy tội xử trảm (chém), hai tội xử giảo (thắt cổ), một tội phát quân, ruộng điền bị tịch thu, nhà thờ họ tộc ở Quảng Ngãi bị đưa voi về tàn phá. Mãi đến năm 1841, sau khi lên ngôi thay cha, vua Thiệu Trị mới minh oan cho ông.

C. Thiệu Trị

 Tiểu Uyên

Ai là thầy giáo của hai hoàng đế nổi tiếng nhất sử Việt?

Ai là thầy giáo của hai hoàng đế nổi tiếng nhất sử Việt?

Có tới hai học trò về sau trở thành hoàng đế, một người xưng vương, cùng nhiều danh tướng khác. Ông là nhà giáo văn võ song toàn bậc nhất sử Việt.

Thầy giáo nào có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ?

Thầy giáo nào có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ?

Bằng phương pháp dạy học độc đáo, ông đã đào tạo được tới 74 học trò đỗ đại khoa, trở thành thầy giáo có nhiều học trò đỗ đạt cao nhất trong gần 1.000 năm khoa bảng nước nhà.

Tráng sĩ nào gắn liền với giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng”?

Tráng sĩ nào gắn liền với giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng”?

Ông là một trong những danh tướng nổi danh trong sử Việt, trước khi qua đời đã để lại giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng” được lưu truyền đến hôm nay.

Trần Khánh Dư bị đuổi về quê vì tội gì?

Trần Khánh Dư bị đuổi về quê vì tội gì?

Trần Khánh Dư được đánh giá là một vị tướng tài nhờ nhiều lần đánh bại quân Nguyên Mông, nhưng ông cũng có không ít tật xấu được sử sách ghi lại.

Những điều ít biết về bảy vị tướng lừng danh của nhà Tây Sơn

Những điều ít biết về bảy vị tướng lừng danh của nhà Tây Sơn

“Tây Sơn thất hổ tướng” là danh hiệu người đời dùng để chỉ bảy danh tướng của nhà Tây Sơn, từng cùng vua Quang Trung lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường.

Dũng tướng nào trong sử Việt bỏ mạng chỉ bởi một miếng dưa hấu?

Dũng tướng nào trong sử Việt bỏ mạng chỉ bởi một miếng dưa hấu?

Là danh tướng “đánh đông, dẹp bắc”, lập nên nhiều chiến công, khiến kẻ thù kinh sợ, nhưng cuối cùng vị tướng này lại bị giết chết chỉ bởi một miếng dưa hấu.