“Tây Sơn thất hổ tướng” là danh hiệu người đời dùng để chỉ bảy danh tướng của nhà Tây Sơn, từng cùng vua Quang Trung lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, khởi nghĩa Tây Sơn là phong trào nông dân duy nhất giành được thắng lợi hoàn toàn. Trong 30 năm tồn tại, vương triều Tây Sơn đã hoàn thành sứ mệnh thống nhất đất nước sau thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang.
Phát tích từ Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo tài tình của các thủ lĩnh, đặc biệt là vua Quang Trung, những hào kiệt vùng đất Bình Định từ những giang hồ mãi võ đã trở thành những danh tướng lừng lẫy trên chiến trường, với những chiến công ra Bắc vào Nam, đánh Đông dẹp Bắc.
A. Võ Văn Dũng
Đáp án chính xác là Võ Văn Dũng. “Tây Sơn thất hổ tướng” là danh hiệu người đời dùng để chỉ 7 danh tướng hàng đầu của nhà Tây Sơn gồm: Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng. Theo sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn - Quách Giao thì Võ Văn Dũng (có sách ghi Vũ Văn Dũng) chính là người đứng đầu trong “Tây Sơn thất hổ tướng”.
B. Trần Quang Diệu
C. Võ Đình Tú
A. Nguyễn Văn Tuyết
B. Võ Đình Tú
Đáp án chính xác là Võ Đình Tú. “Thiết côn vô địch” là danh hiệu mà nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân đã phong tặng cho hổ tướng Võ Đình Tú (?-1799). Sinh ra ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định, lúc 10 tuổi Võ Đình Tú đã được một nhà sư bí ẩn bắt cóc đi và truyền thụ võ công cho, 10 năm sau ông trở về với vóc dáng của một võ nhân xuất chúng, nổi tiếng với những đường côn “ma thuật”. Sau khi gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, ông được Quang Trung - Nguyễn Huệ rất yêu mến, phong làm Đại Tổng lý, nữ tướng Bùi Thị Xuân mến tài đã thêu lá cờ có 4 chữ vàng “thiết côn vô địch” tặng cho ông. Tháng 4 năm Kỷ Mùi (1799) ông hy sinh trong cuộc chiến với quân Nguyễn ở thành Quy Nhơn.
C. Lý Văn Bưu
A. Nguyễn Văn Tuyết
B. Nguyễn Văn Lộc
C. Lý Văn Bưu
Đáp án chính xác là Lý Văn Bưu. Kỳ Nam cung là vũ khí của hổ tướng Lý Văn Bưu. Ông xuất thân trong gia đình giàu có, chuyên nghề buôn ngựa ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nổi tiếng với khả năng huấn luyện ngựa và tài bắn cung “trăm phát trăm trúng”. Cây Kỳ Nam cung có cấu trúc đặc biệt, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam, khi treo trong phòng, hương trầm thơm ngát. Theo tài liệu, mỗi khi xông trận, hương trầm làm tăng nội lực, giúp Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn, nội lực càng tăng, tên càng trúng đích. Kỳ Nam cung đã giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công trên chiến trường trong chiến thắng chống quân Xiêm (1785) và chiến thắng quân Thanh (1789).
A. Trần Quang Diệu
B. Nguyễn Văn Lộc
C. Võ Văn Dũng
Đáp án chính xác là Võ Văn Dũng. Sinh thời, Võ Văn Dũng từng kinh qua các chức vụ như Đô đốc, Đại Đô đốc, Tư khấu, Đại Tư khấu, Đại Tư đồ của nhà Tây Sơn. Dưới thời vua Quang Trung, ông đã lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường. Sau khi vua Quang Trung qua đời, Thái sư Bùi Đắc Tuyên với danh nghĩa cậu ruột vua Cảnh Thịnh ngày càng chuyên quyền, suốt ngày chỉ biết tổ chức các trò mua vui cho vua nhỏ, hãm hại những đại thần không cùng phe cánh, khiến nội bộ nhà Tây Sơn trở nên lục đục. Được tin, Võ Văn Dũng từ Bắc Hà đã về kinh thành Phú Xuân lập kế tiêu diệt Bùi Đắc Tuyên và thế lực của ông ta. Theo sách Nhà Tây Sơn, khi vương triều Tây Sơn sụp đổ, Võ Văn Dũng đã trốn thoát, ông lên núi ở ẩn và qua đời năm 1847. Tuy nhiên, cũng có sử liệu cho rằng ông bị vua Gia Long hành hình dã man.
A. Lê Sỹ Hoàng
B. La Xuân Khiều
C. Trần Quang Diệu
Đáp án chính xác là Trần Quang Diệu. Huỳnh Long đao là cây đao huyền thoại mà sư phụ Diệp Đình Tòng đã tặng cho danh tướng Trần Quang Diệu trước khi qua đời. Cùng với Ô Long đao của Quang Trung – Nguyễn Huệ, Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng tạo thành “tam thần đao” nổi tiếng của nhà Tây Sơn. Sinh thời, cây Huỳnh Long đao đã cùng Thái phó Trần Quang Diệu lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường cho đến khi nhà Tây Sơn sụp đổ, cả gia đình ông bị Nguyễn Ánh hành hình dã man năm 1802.
Tiểu Uyên
Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?
Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng để bớt nhớ nhung.
Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt?
Dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vẫn có những người phụ nữ vượt lên tất cả, khẳng định được trí tuệ không hề thua kém những bậc nam giới.
Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?
Bên cạnh những thành tựu về văn học, cách đây hàng thế kỷ, cha ông chúng ta cũng đạt được những thành tựu toán học có giá trị đến mai sau.
Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
Ông là danh tướng lừng lẫy trong sử Việt, trước những lời dụ dỗ của giặc Mông - Nguyên, ông đã khảng khái trả lời “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?
“Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu mà người đời dùng để nói về năm người nữ kiệt tài năng nhất của nhà Tây Sơn.
Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?
Ông là một trong những nhân tài kiệt xuất nhất trong sử Việt, nhưng sinh thời từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi.