- Hơn 10 ngày trở lại đây, diễn đàn sinh viên một số trường ĐH-CĐ tại Hà Nội sôi động với hàng trăm tranh luận về chuyện chuyển ra ngoại thành.



SV Trường ĐH Y Hà Nội
“Sao trường mình lại bị di dời nhỉ? Nhà A xây xong chắc lại…bán?
; Ôi thế cái tòa nhà đang xây mấy năm nữa lại để rêu phong, cỏ mọc thành khách sạn của…chuột sao?”.

Đây là hai trong số hơn 30 ý kiến thắc mắc trên diễn đàn sinh viên ĐH Luật Hà Nội.


Cùng chung tâm trạng tiếc nuối về công trình đang xây dựng dở dang của trường, nickname có tên lsnguyenthelong bùi ngùi:


“Bây giờ chuyển đi chỉ tiếc cái nhà A đang xây dựng, tiếc cho tâm huyết của nhiều thầy cô, tiếc cho chúng mình không được học lâu trong đó, tiếc....”


Bạn có nickname sammyquan không ngại ngần lí giải việc trường mình phải di dời:


“ĐH Luật Hà Nội nằm ở phố Nguyễn Chí Thanh là con phố đẹp nhất Việt Nam thì bị chuyển đi cũng không phải điều gì khó hiểu lắm”.


“Mình thấy các anh chị khóa trên ra trường có việc làm ngay chủ yếu là do đã có kinh nghiệm làm thêm ở các công ty, cơ quan, sau này ra trường có bằng là họ kí hợp đồng luôn.


Di dời đi xa trung tâm thương mại, coi như mất đi cơ hội việc làm sau này, nói thật là mình không đồng tình lắm” - bạn Quốc Uy, sinh viên ĐH Ngoại thương trả lời trên diễn đàn của trường.

 


Với Thế Anh, sinh viên ĐH Ngoại thương thì “nếu phải đi thì đi thôi, chứ sống ở đây vẫn thích hơn nhiều. Giao thông đi lại, các điểm vui chơi đều thuận tiện. Hơn nữa, ngoài học em còn có thể đi làm thêm, như gia sư, bán hàng… Giờ ra các huyện, các tỉnh khác muốn đi làm thêm chắc gì đã có ai thuê".


Đâu rồi tán lá, góc sân?

Di dời trường đại học ra ngoại thành là chương trình trong quy hoạch vùng Thủ đô tới 20 năm sau.

Tuy vậy, nhiều sinh viên tỏ ra tiếc nuối về những kỉ niệm bên gốc cây, tán lá, góc sân trường mình.

Bạn có nicknamne vancuong_xdhp91, sinh viên ĐH Xây dựng bồi hồi: “Không rời đâu, thích cái cổng sau cơ”.

“Cơ mà di dời làm gì. Bao nhiêu năm lịch sử, bao nhiêu kỷ niệm của biết bao lứa sinh viên” bạn có nickname phien_xdpro chia sẻ trên diễn đàn sinh viên ĐH Xây dựng.

“Ra trường rồi nhưng nếu còn ở Hà Nội, ai mà chẳng muốn thi thoảng lại chạy qua cổng sau ngồi trà đá. Nó thành cái lệ, nét văn hóa” – Nickname có tên bikey nói như một nhà văn.

Cùng chung tâm trạng, nickname chunhimthantoc chia sẻ trên diễn đàn sinh viên ĐH Y Hà Nội.

“Tiếc mấy cái cây to to quá! Với cả đã quen nếp sinh hoạt ở trường mình rồi, giờ tính sao? Mà chuyển đi thì sau này bọn em thực tập ở đâu?”.

“Còn đâu những cầu Long Biên, hồ Tây, hồ Gươm, hồ Văn Quán, những khung cảnh lãng mạn để dẫn bạn gái đi chơi, còn đâu những đêm lang thang nữa đây” – Nickname có tên Janny thảng thốt.

Hẵng cứ vui đi

Cùng chung nỗi niềm luyến tiếc, nhiều sinh viên tự đông viên nhau bằng những lời nói kiểu “lo gì, chưa đi vội đâu mà lo”.

“Chuyện này khó tin quá. Mà có là sự thật chắc còn lâu nữa mới thực hiện được”- Một trong hơn 50 ý kiến trên diễn đàn sinh viên ĐH Xây dựng vớt vát.

"
Rồi có chuyển đâu, mà đi đâu thì cũng đến già mới đi được” – Bạn có nickname ti.hon bổ sung.

Lẻ loi hơn cả vẫn là những ý kiến đồng ý chuyện phải di dời đi nơi khác.

“Sáng nay vào học rồi mà một loạt bạn đến muộn. Thầy mới hỏi vì sao thì tất cả đồng thanh là tại gửi xe mất 30 phút ạ! Rồi thầy hỏi thế các em có muốn chuyển đi không…Sao lại không?” – Nickname boy… lí giải.

“Di chuyển cũng tốt chứ sao, miễn sao nâng cao được cơ sở hạ tầng, điều kiện ăn ở, kí túc xá cho sinh viên ... 


Còn kỉ niệm thì kỉ niệm, hãy cứ lưu giữ những điều tốt đẹp nhất ở trong tim, đừng để nó phai mờ là được  Phải tiến lên phía trước chứ? Trường cấp 3 của mình vừa ra trường liền chuyển về cái cơ sở mới to lắm, cũng tiếc”- Nickname có tên Nguyễn Bình Dương chia sẻ trên diễn đàn sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội.

 

PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương Hà Nội:

"Chúng tôi đồng ý với chủ trương di dời trường ra ngoại thành nhưng chỉ nên di chuyển một phần, một phần vẫn phải giữ lại làm nơi nghiên cứu, lưu giữ truyền thống.


Một thành phố không thể chỉ có cao ốc, chung cư, phải cần có cả các trường Đại học. Giới học sinh, sinh viên là những người có học thức, sẽ góp phần làm cho thành phố văn minh hơn. Chứ không phải họ là đối tượng chính làm quá tải giao thông, hạ tầng”


Đặc thù trường phải đặt ở trung tâm kinh tế, để sinh viên gắn học với thực hành, làm thêm, tiếp xúc với môi trường thương mại, và ở gần trung tâm. Nhiều em chọn vào học trường là vì những điều kiện đấy, giờ nếu di dời ra ngoại thành, việc ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tuyển sinh đầu vào là khó tránh khỏi”.

 

 

Văn Chung