Hôm nay, CHDCND Triều Tiên kỷ niệm một tháng Chủ tịch Kim Jong-il qua đời, câu hỏi quan trọng nhất đối với những người quan sát bên ngoài để đối phó với quốc gia này vẫn chưa được trả lời: Có thực sự là Kim Jong-un đang lãnh đạo đất nước?
Lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un có thực sự nắm quyền? |
Nhưng trong bức thông điệp đầu năm của chính quyền lại chủ yếu là những lời hô hào của cố Chủ tịch Kim Jong-il, và không hề có phát ngôn nào của Kim Jong-un. Sinh nhật của vị lãnh đạo trẻ tuổi vào ngày 8/1 cũng trôi qua mà không có điều gì đáng chú ý (Đây có thể là sinh nhật thứ 28 hoặc 29 của Jong-un vì những người nước ngoài đều không biết tuổi chính xác). Điều này hoàn toàn khác xa so với những ngày lễ quốc gia tổ chức vào dịp sinh nhật của cha và ông nội Jong-un là cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Cùng với đó, Kim Jong-un chưa gặp bất kỳ người nước ngoài nào có thể đánh giá được vai trò thực sự của anh ta.
Các nhà ngoại giao từ quốc gia láng giềng của Triều Tiên và quốc gia quan tâm - chẳng hạn như Mỹ - đều đang nghe ngóng tình hình. "Chẳng rõ là Triều Tiên sẽ có thái độ như thế nào trong ngoại giao" - Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-hwan phát biểu hồi đầu tháng này. "Ngay cả Trung Quốc cũng đang chờ đợi" - ông Kim Sung-hwan nói thêm.
Và do quá ít thông tin nên các nhà phân tích theo dõi tình hình Triều Tiên đều miễn cưỡng khi phải đưa ra bất kỳ kết luận nào về chiều hướng của đất nước này và khả năng trụ vững của Kim Jong-un trong vai trò lãnh đạo.
"Tôi không thể chỉ rõ ra bằng chứng của sự bất ổn tại Bình Nhưỡng" - Gordon Flake, giám đốc điều hành của Quỹ Mansfield nghiên cứu và thúc đẩy quan hệ Mỹ -Á, nói. "Nhưng tôi cũng khó có thể kết luận rằng mọi việc vẫn bình thường".
Năm 1994, khi Kim Jong-il nắm quyền điều hành Triều Tiên sau khi cha ông qua đời, ông cũng đã rất kín tiếng trong suốt nhiều tuần. Triều Tiên đã cử một đặc phái viên tới Bắc Kinh bảy tuần trước khi Kim Nhật Thành qua đời để đảm bảo với Trung Quốc rằng Kim Jong-il đã nắm quyền. Nhưng vào lúc đó lại có một dấu hiệu hành động khác ở Bình Nhưỡng: Triều Tiên nối lại các đàm phán giải trừ quân bị với Mỹ chỉ một tháng sau khi lãnh đạo Kim Nhật Thành qua đời.
Trong mọi tình huống, họ đều không gặp mặt, không họp hành gì với các nhà ngoại giao hoặc với đối tác nước ngoài. Các khu vực bien giới đóng cửa tạm thời và các nhà cầm quyền có vẻ như đang nhằm vào nhau.
Còn về bên ngoài, hành động rõ ràng nhất trong mọi thời điểm là phương tiện truyền thông hết lời ca ngợi các hành động của Kim Jong-il và chỉ trích các quốc gia được coi là thù địch với công dân Triều Tiên, như là Hàn Quốc, Nhật và Mỹ.
Sự quán triệt cho tới hành động chính thống như vậy gần như là đặc thù trong một chính quyền có khoảng trống về lãnh đạo. Và hầu như không ai kỳ vọng có sự thay đổi đáng kể nào so với chính sách của Kim Jong-il. Rhee Bong-jo - cựu Thứ trưởng Bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết Kim Jong-in được thừa kế hoàn toàn di sản của gia đình. "Kim Jong-un không có lựa chọn nào khác ngoài việc kế thừa di sản của cha" - ông Rhee nói.
Nhưng sự ra đi của Chủ tịch Kim Jong-il cũng đẩy Triều Tiên vào thế tiến thoái lưỡng nan mà theo đó, họ sẽ khó có thể giải quyết cùng lúc mâu thuẫn: bên trong thì tôn vinh, nhưng bên ngoài thì chỉ trích.
Vấn đề đang phụ thuộc vào lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un sẽ lãnh đạo và cân bằng mâu thuẫn trong hai lực lượng chính - là chính trị và quân đội - với một truyền thống lâu đời của Triều Tiên. kính trọng người già.
Mặc dù Kim Nhật Thành lãnh đạo đất nước khi mới ngoài 30 tuổi, ông đã chèo lái trong một giai đoạn vô cùng bất ổn sau Chiến tranh Thế giới II và vượt qua rào cảnh văn hóa đối với người trẻ tuổi bằng cách giành được sự ủng hộ của lực lượng sau này là Liên Xô và Trung Quốc.
Còn cháu nội của ông là Kim Jong-un lại trẻ hơn ông lúc đó vài tuổi và đang nắm quyền trong một môi trường mà các mạng lưới quyền lực và các liên minh kiên cố hơn. Hệ quả là, một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên sẽ hình thành nên một bộ máy lãnh đạo tập trung mà ở đó, Kim Jong-un sẽ chia sẻ quyền lực, gần như là với cô và chú của mình cùng với các vị tướng ở chỗ thân quen với cha mình.
Nhưng nếu như điều đó là thật thì sẽ có thể có một sự thay đổi rộng rãi trong cách thức hoạt động của cấu trúc bộ máy lãnh đạo Triều Tiên - mà trong suốt nhiều thập kỷ, bộ máy này được thiết kế theo kiểu chỉ có lãnh đạo mới có quyền tiếp cận đầy đủ mọi thông tin. "Thậm chí nếu như có sự phân quyền hoặc một ủy ban thì sẽ luôn có một người lãnh đạo trong cả thập thể mà mọi thành viên đều ngang nhau" - Dan Pinkston, nhà phân tích của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tại Seoul, nói.
Trong những tuần tới, các nhận định về định hướng và trạng thái của Bình Nhưỡng đang có vẻ như sẽ rõ rệt hơn trong cách mà họ tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Jong-il vào giữa tháng Hai tới, ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành vào giữa tháng Tư, và đợt tập huấn mùa xuân của quân đội Mỹ và Hàn Quốc vào cuối tháng sau.
Trong khi đó, có một động thái khác rất đáng chú ý của truyền thông quốc tế tiến hành tai Bình Nhưỡng. Đó là việc hãng thông tấn AP đã nỗ lực mở một văn phòng đại diện của họ tại Triều Tiên vào cuối tháng trước. Các nhà báo và lãnh đạo của hãng tin này đã tới Bình Nhưỡng chỉ vài giờ sau khi lãnh đạo Kim Jong-il qua đời.
Tuy nhiên, việc mở một văn phòng đại diện chính thức của hãng tại đây đã bị trì hoãn do việc tổ chức tang lễ cho lãnh đạo vừa quá cố của Triều Tiên. Hôm qua, các nhà quản lý của AP mới trở lại Bình Nhưỡng để chính thức khởi động văn phòng toàn thời gian và đưa tất cả các dạng tin bài tại đây. Dù cho có trụ sở hoạt động ở thủ đô, song việc đưa tin trong một quốc gia bí hiểm như Triều Tiên không phải là việc dễ dàng.
Lãnh đạo của hãng tin là Kathleen Carroll cho biết: "mỗi quốc gia đều có thách thức riêng của họ" và phóng viên của họ không kỳ vọng sẽ được đưa tin hoàn toàn tự do ở đây, nhưng khi "chúng tôi xin phép đến các địa điểm khác nhau, chúng tôi đều được chấp thuận".
- Lê Thu (theo WST/Huffington Post)
Hình ảnh dịp sinh nhật Kim Jong Un
Nhằm khơi dậy lòng tin vào lãnh đạo mới, Triều Tiên đã công bố nhiều bức ảnh
về Kim Jong Un trong hàng loạt vai trò thể hiện quyền lực và sức mạnh
Kim Jong Un chính thức trở thành Tư lệnh tối cao
Triều Tiên chính thức bổ nhiệm Kim Jong Un, người kế
nhiệm, con trai út của cố chủ tịch Kim Jong Il, làm Tư lệnh tối cao, lãnh đạo
1,2 triệu quân tinh nhuệ.
Vai trò của 7 người đứng sau Kim Jong Un
Trong lễ tang của ông Kim Jong Il, ngoài Kim Jong Un còn có 7 quan
chức Triều Tiên khác đi bên cạnh xe tang, đây là nhóm hạt nhân của chính quyền mới.
Kim Jong Un thoát khỏi vỏ bọc bí ẩn thế nào?
Từ một nhân vật bí mật, không một tấm ảnh, không một thông tin nào được hé
lộ, Kim Jong Un-con trai út cố lãnh đạo Kim Jong Il dần lộ diện.
Triều Tiên: Lãnh đạo mới, chính sách cũ
Nhiều người cho rằng tân lãnh đạo Kim Jong-un khó có thể tạo ra thay đổi
trong chính sách của CHDCND Triều Tiên. Câu hỏi duy nhất là, liệu năm 2012 có
phải là năm "khiêu khích" hay không?
Triều Tiên quảng bá hình ảnh Jong Un thân thiện
Triều Tiên mô tả Kim Jong Un như một lãnh đạo mới đáng tin cậy,
gần gũi với quần chúng qua những thước phim chiếu trên truyền hình quốc gia tối
3/1.
Triều Tiên phát phim tài liệu về Kim Jong-un
CHDCND Triều Tiên vừa phát một bộ phim tài liệu chiếu cảnh nhà lãnh đạo mới
của nước này, Kim Jong-un, đang thị sát một sư đoàn xe tăng tinh nhuệ thuộc quân
đội nước này. <br />
Triều Tiên ra thông điệp đầu tiên khi có lãnh đạo mới
Triều Tiên hôm 30/12 đã phát đi một thông điệp cứng rắn trong lần giao thiệp
đầu tiên với thế giới bên ngoài kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Il qua đời.
Ai sẽ tiếp quản vũ khí hạt nhân Triều Tiên?
<div style="text-align: justify;"> Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc thông tin rằng tân lãnh đạo kế vị là Kim Jong-un là người tiếp quản vũ
khí hạt nhân của Triều Tiên. </div>
Triều Tiên lộ ảnh bộ máy lãnh đạo mới?
Triều Tiên đã công chiếu những hình ảnh cho thấy Kim Jong Un đứng bên chú của mình, dấu hiệu cho thấy 2 nhân vật này
sẽ lãnh đạo Triều Tiên.
Chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên diễn ra suôn sẻ
Việc chuyển quyền tại Triều Tiên có vẻ diễn ra trôi chảy, với
việc Kim Jong-un được gọi là "nhà lãnh đạo nổi
bật" và không có bất ổn ở Bình Nhưỡng hay chuyển quân dọc biên giới.
|