Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”? Ai là người ôm bộc phá mở đường máu tiến sâu vào Tân Sơn Nhất? Có bao nhiêu chiến sĩ biệt động trong trận đánh chấn động chiếm Tòa đại sứ Mỹ?...
A. Liệt sĩ Nguyễn Văn Sáu
B. Liệt sĩ Phan Văn Đồ
C. Liệt sĩ Nguyễn Công Mẹo
Đáp án chính xác là liệt sĩ Nguyễn Công Mẹo.
Dựa vào lời kể của các chiến sĩ vừa về từ chiến địa, nhà báo - nhà thơ Hoài Vũ viết bài ký “Thư Tân Sơn Nhứt” vào ngày 2/2/1968 với nhiều câu chuyện chiến đấu quả cảm của các đơn vị tham chiến như Tiểu đoàn 16, Tiểu đoàn 267, Tiểu đoàn 12 đặc công, Biệt động thành Gò Môn... Trong bài ký này có đoạn miêu tả về 2 người chiến sĩ kiên cường, đã chết nhưng vẫn tì thân trên xác xe thiết giáp M41 đã bị bắn cháy. 2 anh đã chết nhưng tay vẫn ôm chặt súng, thân tì trên xác xe nên không ngã xuống. Sau đó, từ cảm hứng này, nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết thành bài thơ về hình tượng 2 người chiến sĩ trên vào tháng 3/1968.
Cựu chiến binh Vũ Chí Thành - nguyên Trung đội phó Trung đội đại liên - Tiểu đoàn 16, cho biết: “Nguyên mẫu của người chiến sĩ trong bài thơ này là anh Nguyễn Công Mẹo, nguyên quán ở thôn Đồng Vinh 1, xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và 1 chiến sĩ nữa mà anh em chứng kiến không biết tên”.
A. Phan Văn Đồ
Đáp án chính xác là Phan Văn Đồ.
Tiểu đoàn 16 xông vào thì gặp ngay lô cốt đầu cầu án ngữ. Hỏa lực của địch quá mạnh, bắn rát nên nhiều chiến sĩ đã ngã xuống khi chưa vào được sân bay.
Giữa tình thế đó, anh Phan Văn Đồ lén ôm bộc phá tiếp cận lô cốt rồi lao thẳng vào làn đạn địch, nổ tung cùng lô cốt.
Những lần gặp mặt, anh em Đại đội 2 – Tiểu đoàn 16 – Phân khu 2 còn sống vẫn nhớ như in tiếng thét cuối cùng của anh Phan Văn Đồ khi ôm bộc phá lao thẳng vào lô cốt địch. Mọi người đang căng mình chiến đấu, né tránh làn đạn dày đặc của địch từ trong lô cốt bắn ra thì nghe tiếng thét “Đồ đây!” xen lẫn tiếng súng vang vọng trong đêm rồi thấy lô cốt địch nổ ầm, cột khói bốc lên cao, đất đá bị thổi tung lên trời... Lô cốt bị xóa sổ.
B. Vũ Chí Thành
C. Bùi Hồng Hà
A. 17
Đáp án chính xác là 17.
Đội biệt động 11 gồm 17 đồng chí do Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy, tiếp cận Sứ quán Mỹ ở đường Thống Nhất (số 9 Lê Duẩn ngày nay). Ta đánh chiếm tầng 1, tiến lên tầng 2, tầng 3. Trời sáng, do bên ta không được chi viện nên trận đánh kết thúc, 16 chiến sĩ anh dũng hy sinh. Đồng chí Đội trưởng bị thương nặng và bị bắt làm tù binh.
B. 25
C. 44
A. Nguyễn Thị Mai
B. Vũ Minh Nghĩa
Đáp án chính xác là Vũ Minh Nghĩa.
Đêm mùng 1 tết Mậu Thân (1968), một đội Biệt động Sài Gòn gồm 15 người nhận nhiệm vụ tấn công dinh Độc Lập. Bà Nghĩa là người phụ nữ duy nhất tham gia trận đánh hào hùng và đẫm máu này. 8 người đã hy sinh, những người còn lại bị giặc bắt chịu tù đày.
C. Lê Thị Thu Nguyệt
A. Đại đội nữ pháo binh xã Ngư Thuỷ (Quảng Bình)
B. Tiểu đội nữ dân quân sông Hương (Huế)
Đáp án chính xác là Tiểu độ nữ dân quân sông Hương.
Năm 1967, tiểu đội với 11 cô thôn nữ tuổi đời không quá 20, phần lớn sống cùng làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế, được thành lập để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968. Tiểu đội trưởng là Phạm Thị Liên - nữ anh hùng hy sinh năm 1972.
Tiểu đội 11 cô gái sông Hương thuộc lực lượng vũ trang TP Huế từng đi vào huyền thoại với những chiến công hiển hách trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, được Bác Hồ gửi thư khen.
C. Đội nữ pháo binh Bến Cát (Bình Dương)
Phương Chi
Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?
Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.
Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.
Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…
Cái chết tức tưởi của các vị vua
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.
Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?
Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.
Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?
Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...
Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút
Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.