Từ năm 1999, tại Bangladesh đã có tới 3.000 vụ án tạt axit, với hơn 80% số nạn nhân là phụ nữ.

TIN BÀI KHÁC

Từ chối lời tỏ tình, ghen tuông, trả thù, thói thù ghét phụ nữ, thành kiến… là một vài trong số những lý do khủng khiếp đằng sau hành vi tạt axit - tội ác kinh hoàng mà không ít phụ nữ trên thế giới phải hứng chịu. 

Mặc dù loại phạm tội này được ghi nhận ở khắp thế giới, nhưng nó thường xuyên xuất hiện nhất ở khu vực Nam Á, đặc biệt là ở Bangladesh, theo Washington Post.

Theo Tổ chức những người sống sót sau khi bị tấn công bằng axit (ASF) của Bangladesh, kể từ năm 1999, tại quốc gia này đã có tới 3.000 vụ án liên quan, với hơn 80% số nạn nhân là phụ nữ. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các cuộc tấn công đều không được ghi nhận.

Năm năm trước, phóng viên ảnh Khaled Hasan đã bắt đầu truyền tải câu chuyện về những người phụ nữ Bangladesh bị hành hung bằng các loại axit thường được sử dụng trong ngành chế tác trang sức và nhuộm màu, khiến cho họ bị biến dạng thân thể và chịu những thương tổn trong tâm hồn. 

Những hình ảnh này đã gợi mở về cuộc sống của những nạn nhân axit và câu chuyện đau đớn của họ, trong số đó, nhiều nạn nhân đã trở thành nhà hoạt động trong các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho những người khác có hoàn cảnh tương tự.

{keywords}

Ayesha, 11 tuổi giấu mặt vì cảm thấy xấu hổ. Cô bé bật khóc khi kể lại ngực trái của mình đã bị hủy hoại vì axit.

{keywords}
Axit ăn mòn da thịt, các mô và thậm chí cả xương. Do hầu hết nạn nhân đều ở những khu vực khó khăn, họ không có điều kiện chi tiền cho phẫu thuật thẩm mĩ hoặc những phương pháp điều trị đắt tiền.

{keywords}

Axit nitric và axit sulfuric, thường được sử dụng trong các vụ tấn công, có thể dễ dàng mua được ở chợ đen với mức giá chưa đến 1 USD. Mặc dù chính phủ đã bắt đầu kiểm soát sự sẵn có của mặt hàng này trên thị trường, axit từ công nghiệp nữ trang, nhuộm màu và trong phòng thí nghiệm vẫn bị tuồn ra ngoài.

{keywords}
Một nạn nhân axit nhìn mình trong gương. Trước kia cô vẫn thường thích thú ngắm nhìn khuôn mặt xinh xắn của mình, nhưng giờ đây, mỗi lần soi gương, cô lại cảm thấy đau buồn.

{keywords}
Doli bị chính anh trai mình tạt axit khi cô xin khoản tiền hồi môn cao hơn theo đề nghị của chồng. Sau khi Doli bị tấn công, chồng của cô cũng rời bỏ cô.

{keywords}
Doli chia sẻ cô cảm thấy cuộc sống của mình giờ chẳng khác nào địa ngục.

{keywords}
Khung cửa sổ nơi một cô gái bị tạt axit.

{keywords}
Hai cô bé chải tóc và nói chuyện với nhau. Tại Bangladesh, ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã phải đối mặt với nhiều hình thức phân biệt đối xử và bất công giới tính.

{keywords}
Bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt là tạt axit thường phổ biến tại các vùng nông thôn.

{keywords}
Nhiều trường hợp kẻ tấn công chính là người thân của các nạn nhân. Nasrin bị chồng hành hung, đánh đập đến ngất xỉu rồi tạt axit khắp mặt mũi, cổ và tay khi cô 23 tuổi.

{keywords}
Nargis bị tạt axit vào chân năm cô bé mới lên 4. Cô bé từng ước mơ trở thành phi công.

{keywords}

Nurun Nahar vẫn bị ám ảnh bởi nỗi đau khi bị tấn công và cảm thấy tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai.

Lan Phương - Ảnh: Khaled Hasan/Washington Post