Ấn Độ cho biết họ muốn dựng một hệ thống vệ tinh theo dõi và trung tâm hình ảnh tại Việt Nam vì mục đích dân sự.

Theo hãng tin RT, cơ sở này sẽ giúp Việt Nam truy cập dữ liệu từ các vệ tinh của Ấn Độ trong khu vực, bao quát cả Trung Quốc và biển Đông.

{keywords}
Ấn Độ phóng vệ tinh quan sát vũ trụ đầu tiên vào tháng 9/2015

Ấn Độ nói rằng các hình ảnh này sẽ chỉ phục vụ cho các nhu cầu khoa học và môi trường.

Trước động thái này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh không lo ngại về trung tâm theo dõi này, vì coi đây không phải là vấn đề quân sự.

Hệ thống theo dõi vệ tinh và trung tâm nhận dữ liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện mới trong giai đoạn khởi đầu và vẫn đang thảo luận, sẽ do Tổ chức Nghiên cứu Không gian của Ấn Độ (ISRO) gây quỹ.

“Các bên có vẻ như sẽ cùng có lợi từ việc này, lấp lỗ hổng đáng kể cho phía Việt Nam, và mở rộng tầm ảnh hưởng cho Ấn Độ” – Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, nhận định.

Trong một động thái có liên quan tới diễn biến ở biển Đông, chính quyền Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull được cho là đang cân nhắc tới việc diễn tập tự do hàng hải ở biển Đông.

Tờ Skynews đưa tin, ủy ban an ninh quốc gia của nội các đã tóm tắt về tất cả các phương án tập trận khả dĩ liên quan tới các tàu thuyền, máy bay của Australia trong khu vực tranh chấp.

Trung Quốc đang đối mặt với chỉ trích ngày càng tăng trên khắp khu vực do các hoạt động bồi đắp trái phép ồ ạt và lắp đặt các thiết bị quân sự tiềm tàng ở khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Lê Thu

Philippines định lắp thiết bị theo dõi bay trên Biển Đông

Philippines sẽ lắp đặt hệ thống theo dõi để giám sát 200 chuyến bay thương mại qua khu vực này mỗi ngày.

TQ lại điều giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lại tiến vào Biển Đông để tiến hành các hoạt động khoan thăm dò.

‘Pháo đài bay’ B-52 của Mỹ bay qua biển Đông

Tuần qua, một chiếc máy bay B-52 của Mỹ đã tình cờ bay ngang qua đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông.