Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay, đồ ăn ngọt là lựa chọn của nhiều người khi stress, căng thẳng.

Một số nghiên cứu cho thấy, khi ăn bánh ngọt, ngậm kẹo, hormon cortisol (hormon căng thẳng, liên quan đến tình trạng đáp ứng stress) sẽ thấp đi. Về mặt thần kinh, vị ngọt trong bánh kẹo mang đến cảm giác an toàn và giảm cảm giác căng thẳng.

Đó là lý do nhiều người cảm thấy ăn đồ ngọt sẽ giảm stress hiệu quả.

Vị ngọt mang lại cảm giác an toàn.

Tuy nhiên, bác sĩ Niên cảnh báo, lạm dụng đồ ngọt mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, thể chất. Ví dụ, tình trạng thừa cân béo phì, một số bệnh lý chuyển hóa.

Bên cạnh đó, đồ ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý, tâm thần. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt gây ra sự mất cân bằng trong một số chất hóa học trong não. Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa việc ăn đồ ngọt và bệnh trầm cảm. 

Bác sĩ Niên cảnh báo, ở một mức độ nào đó, bánh kẹo có thể giúp giảm stress nhưng lại dẫn đến hậu quả trầm cảm nặng nề sau này. Do đó, không thể xem đồ ngọt là phương pháp đối phó với stress. 

Về mặt dinh dưỡng, khi mệt mỏi, căng thẳng, bạn cần chế độ ăn lành mạnh để giúp cơ thể khỏe mạnh. Dù không hiệu quả ngay tức thì, nhưng đây là cơ sở để cơ thể đối phó với stress. Bên cạnh đó là tăng cường vận động thể dục thể thao phù hợp.

Khi rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, mỗi người có một cách đối phó khác nhau. Một số gợi ý như: Tập yoga, ngủ đủ giấc, giao tiếp nhiều hơn, tập thiền, cười nhiều hơn, suy nghĩ tích cực, massage; viết nhật ký... có thể giúp cải thiện trong tình huống trên. 

Tuy nhiên, khi các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, không thể kiểm soát, bạn cần đến một chuyên gia tâm lý để giải quyết. 

Phú Sĩ

Học sinh giỏi, ngoan dễ bị stress, trầm cảm hơnTừng có học lực khá, giỏi nhưng cuối lớp 12, việc học của Nam sa sút. Căng thẳng, stress, em tự làm đau bản thân để thấy dễ chịu hơn. Cuối cùng, Nam phải đến cơ sở tâm thần để thăm khám, điều trị.