Một thành viên chính phủ cấp cao của Ấn Độ cho biết, nước này đang đề xuất luật cấm hoàn toàn tiền mật mã. Theo đó, Ấn Độ sẽ xử lý hình sự việc đào, sở hữu, phát hành, giao dịch và chuyển nhượng tài sản tiền mật mã.

Dự luật nhiều khả năng sẽ sớm được thông qua. Trước đó hồi tháng 1, Ấn Độ công bố kế hoạch cấm các loại tiền mật mã tư nhân như Bitcoin, đồng thời phát triển đồng tiền kỹ thuật số chính thức.

Nếu dự luật được thông qua, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên biến việc nắm giữ tiền mật mã trở thành bất hợp pháp. Ngay cả Trung Quốc, quốc gia đã cấm đào và mua bán Bitcoin, cũng không phạt hành vi "tàng trữ".

{keywords}
Ấn Độ sắp tới sẽ xử lý hình sự việc đào, sở hữu, phát hành, giao dịch và chuyển nhượng tài sản tiền mật mã.

Năm 2019, một ủy ban chính phủ Ấn Độ từng đề nghị mức án lên đến 10 năm tù cho hành vi đào, sở hữu, phát hành, giao dịch và chuyển nhượng tài sản tiền mật mã. Trước đó, ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng đề xuất cấm các ngân hàng giao dịch tiền mật mã.

Nay giới đầu tư Bitcoin ở Ấn Độ có thể được cho 6 tháng để thanh lý tiền mật mã. Ước tính ở Ấn Độ hiện có 8 triệu nhà đầu tư tiền mật mã, tổng tài sản trị giá khoảng 10 tỷ rupee (1,4 tỷ USD). Ít nhất cho đến nay, thị trường "tiền ảo" ở Ấn Độ vẫn rất sôi động.

Giá Bitcoin hiện vượt ngưỡng 60.000 USD sau cuối tuần vừa qua. Sức tăng trưởng ấn tượng này nhờ vào tiềm năng được chấp nhận thanh toán rộng rãi hơn. Ngay cả hãng xe Tesla của tỷ phú công nghệ Elon Musk cũng đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin.

Anh Hào (Theo Reuters)

Mua xe bằng Bitcoin là câu chuyện bi hài đầy rủi ro

Mua xe bằng Bitcoin là câu chuyện bi hài đầy rủi ro

Nếu Tesla nhận thanh toán trực tiếp bằng Bitcoin, họ phải sẵn sàng đối phó với rủi ro của đồng tiền mật mã này. Về phần mình, khách hàng cũng dễ chịu phần thiệt khi mua xe bằng Bitcoin.