- Gần nhà tôi có một người phụ nữ trung niên, không làm gì cả những rất nhiều tiền. Người dân sống xung quanh đó phát hiện ra cô ta thường xuyên đi ăn trộm cắp vặt ở nhiều gia đình, từ vài trăm đến vài triệu đồng. Thậm chí, có lần còn ăn trộm đến hơn 10 triệu đồng. Khi một số người bị hại đòi trình báo công an thì gia đình người phụ nữ đó nói rằng cô ta bị tâm thần, không làm chủ được hành vi của mình. Vậy xin hỏi luật sư, người phụ nữ đó có phạm tội gì không? Nếu có thì tội gì và cấu thành như thế nào?

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tâm thần có bị kết tội trộm cắp? 

Thứ nhất: Tình trạng không có năng lực hành vi dân sự.

Điều 13 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 có quy định về tình trạng không có năng lực TNHS:

"1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự".

Theo quy định, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nếu người phụ nữ thực hiện hành vi phạm tội của mình trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu TNHS. Để xác định một người là mất năng lực hành vi dân sự thì phải trên cơ sở quyết định của Tòa án về việc tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự hoặc kết luận của tổ chức giám định. Trong trường hợp không có hai căn cứ này thì một người không thể bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. 

Thứ hai: Trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Tuy nhiên, theo Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, nếu có đầy đủ cơ sở xác định người đó mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi trộm cắp thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc