Trong khi lực lượng khẩn cấp chạy đua nỗ lực cứu người tại hiện trường. phản ứng trên mạng xã hội cũng hối hả không kém.

Giữa sự cảm thông chia sẻ, các video ghi lại những gì xảy ra đã được cư dân mạng xem. Tuy vậy, không ít bức ảnh giả về thương vong hoặc kẻ tấn công cũng lan tỏa với tốc độ chóng mặt.

{keywords}

Hình ảnh này "đổ vấy" cho diễn viên hài kịch Sam Hyde (phải) là thủ phạm vụ xả súng Las Vegas.

Một trong những nạn nhân của làn sóng ảnh giả này là Sam Hyde, diễn viên hài kịch Mỹ. Hình ảnh của anh một lần nữa lan truyền ngay sau vụ thảm sát ở Las Vegas ngày 2/10. Trước đó, ngay cả CNN cũng đưa nhầm ảnh Sam Hyde vào bản tin về vụ nổ súng trường học ở Oregon tháng 10/2015.

Trang chia sẻ ảnh 4chan được tin là đứng sau vụ việc Sam Hyde. Nam diễn viên này từng bị nêu trên mạng là hung thủ của một loạt vụ xả súng giết người hàng loạt, sau vụ tấn công ở San Bernardino năm 2015 với 14 người thiệt mạng.

Không chỉ ảnh hung thủ giả mà cả nạn nhân hoặc người mất tích giả cũng bị lan truyền.

{keywords}

Review Brah bị nêu không đúng trên mạng trong danh sách mất tích sau vụ xả súng Las Vegas.

Tương tự, người đứng đằng sau "TheReportOfTheWeek" - một kênh nổi tiếng trên Youtube về đánh giá đồ ăn nhanh với gần một nửa triệu người đăng ký theo dõi – cũng bị nêu tên trong danh sách mất tích sau vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Ariana Grande ở Manchester. Người này sau đó đã phải công bố một video khẳng định: "Tôi vẫn còn sống".

Và lần này, sau vụ xả súng ở Las Vegas, hình ảnh của người mà nhiều công dân mạng gọi là Review Brah này lại một lần nữa được chia sẻ rộng khắp.

Hãng tin BBC đề nghị một trong số những người chia sẻ bức ảnh hãy cho biết tại sao lại chia sẻ bức ảnh và tuyên bố đó là một người anh trai mất tích. Tuy nhiên, không có phản hồi nào được đưa ra và thông tin giả thì vẫn ở nguyên trên mạng.

Vô số hình ảnh khác được người sử dụng truyền thông xã hội lan truyền với nội dung sai sự thật rằng họ đang mất tích, trong đó có các ngôi sao phim khiêu dâm hoặc các cầu thủ bóng đá nổi tiếng.

{keywords}

Ảnh tiền đạo Eden Hazard của Chelsea và tiền vệ Mesut Ozil của Arsenal hiện đang nằm trong số những ảnh được chia sẻ nhanh chóng sau vụ thảm sát ở Las Vegas.

Theo BBC, không rõ động cơ là gì nhưng đây không phải lần đầu tiên các cầu thủ bóng đá hàng đầu thế giới bị đưa vào những câu chuyện tin tức giả mạo.

Thanh Hảo