- Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Nam hơn 50 năm, ba anh em họ Hàn khi xin nhập vào quốc tịch Việt Nam thì ngã ngửa: không có quốc tịch nào. Hơn 5 năm họ nỗ lực để có quốc tịch nhưng đều bất thành...
Đó là câu chuyện của 3 anh em ông Hàn Tấu Quang (SN 1950), bà Hàn Nguyệt Lý (SN 1956) và ông Hàn Tuấn Quang (SN 1965) cùng trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
Xin đâu vướng đó
Theo bà Lý, ba mình là ông Hàn Chúc Nguyên (SN 1918, có quốc tịch Đài Loan - TQ) sinh sống tại Quảng Nam, kết hôn với mẹ bà là Tạ Thị Bửu (SN 1918, có quốc tịch người Việt gốc Hoa).
Bà Hàn Nguyệt Lý mong muốn có quốc tịch Việt Nam |
Lần lượt sinh 3 người con nhưng vì sợ đi lính ở chế độ cũ nên khi đăng ký giấy khai sinh, ba mẹ bà đều khai quốc tịch 3 con là Đài Loan (TQ).
Cũng theo bà bà Lý, cuộc sống của 3 anh bà khi mang quốc tịch nước ngoài khổ trăm bề. Mọi giấy tờ tùy thân đều không có như: chứng minh nhân dân, bằng lái xe, đến hộ khẩu thường trú…
“Mọi ưu đãi, phúc lợi chúng tôi đều không được hưởng, bảo hiểm y tế cũng không được mua. Chi phí khám bệnh, hay các khoản nộp đều phải đóng cao hơn do là người nước ngoài”, bà Lý cho hay.
Năm 2012, với mong ước có quốc tịch Việt Nam, 3 anh em bà Lý đã làm hồ sơ gửi Sở Tư pháp Quảng Nam.
Sở Tư pháp yêu cầu phải bổ sung giấy xác nhận đã thôi quốc tịch, nhưng đến khi ba anh em bà Lý tìm đến Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM để xin giấy thôi quốc tịch thì “tá hỏa” phát hiện mình là người không có quốc tịch.
Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM xác nhận, 3 anh em bà Lý không có quốc tịch Đài Loan (TQ) |
“Khi tôi đến Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM để xin giấy xác nhận thôi quốc tịch thì bất ngờ được trả lời, chúng tôi không phải là người Đài Loan (TQ) do chưa từng đăng ký quốc tịch. Họ không có cơ sở làm giấy xác nhận thôi quốc tịch cho chúng tôi. Vì thế, việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng khó khăn do thiếu giấy tờ”, bà Lý cho hay.
Bà giãi bày: “Lỗi này do ba mẹ tôi đã không đi đăng ký, cứ chủ quan khai trên giấy khai sinh quốc tịch Đài Loan (TQ) là xong. Dẫn đến ngày hôm nay, 3 anh em tôi không có quốc tịch nào, giờ muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì lại vướng giấy tờ pháp lý”.
Ông Hàn Tấu Quang cho biết, mới đây, Sở Tư pháp thông báo, hồ sơ của 3 anh em ông đã bị Bộ Tư pháp trả lời chưa đủ cơ sở, giấy tờ để nhập quốc tịch.
“Gần 70 tuổi, đi đâu làm gì cũng phải xin, muốn đi thăm con cháu cũng khó vì không thể đi máy bay, khổ trăm bề. Mong ước làm sao các bên quan tâm, giải quyết để ba anh em tôi có quốc tịch, sống và sinh hoạt như công dân Việt Nam bình thường”, ông Quang nói.
Ông Hàn Tấu Quang và Hàn Tuấn Quang tha thiết có quốc tịch Việt Nam |
Sẽ đề nghị lần nữa
Bà Trần Thị Kim Phụng, Trưởng Phòng Hành chính, Sở Tư pháp Quảng Nam cho hay, năm 2017, Sở đã tham mưu UBND tỉnh, gửi hồ sơ của 3 anh em bà Lý ra Bộ Tư pháp đề xuất cho nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, do 3 anh em bà Lý không bổ sung được giấy tờ chứng minh đã thôi quốc tịch Đài Loan (TQ) nên hồ sơ đã bị trả lui.
Ngoài ra, do thông tin về quốc tịch ở các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch của 3 anh em bà Lý không thống nhất, rõ ràng nên Bộ Tư pháp đã kết luận chưa đủ cơ sở để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho nhập quốc tịch.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan công an để điều chỉnh hồ sơ của họ thống nhất về thông tin quốc tịch, từ đó mới có cơ sở để đề nghị Bộ Tư pháp xem xét nhập quốc tịch một lần nữa.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho ba anh em, Sở Tư pháp cũng đã hướng dẫn cho họ gia hạn giấy đăng ký tạm trú tạm vắng tại Quảng Nam”, bà Phụng cho hay.
ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Hiện tôi chỉ có 1 quốc tịch
ĐBQH Nguyễn Văn Thân khẳng định: Hiện tôi chỉ có quốc tịch Việt Nam và đã báo cáo việc này với các cơ quan chức năng và Tổng thư ký QH.
Hơn 4.400 người thôi quốc tịch Việt Nam năm 2015
Năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch là 4.474 người.
Hoàn toàn bất ngờ biết bà Nguyệt Hường có quốc tịch Malta
Không ai biết việc bà Nguyệt Hường đăng ký quốc tịch nước ngoài cho đến khi có kết quả bầu cử - Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay.
Những phận người không quốc tịch ở Bình Dương
Sau hơn mười phút vượt qua hàng hàng ngàn cây cao su, phía trước hiện ra những căn nhà xiêu vẹo, chúng tôi tới "xóm Việt Kiều" nơi tá túc của hàng chục con người không quốc tịch ở Bình Dương.
Lê Bằng