Chiến dịch Lvov-Sandomierz

Chiến dịch diễn ra từ ngày 13/7 - 29/8/1944, nhằm mục tiêu chiếm giữ các bàn đạp vượt sông Wisla tại tây bắc Ukraina và đông nam Ba Lan.

{keywords}
Binh sĩ Hồng quân Liên Xô tham gia một chiến dịch tấn công phát xít Đức ở thành phố L'viv năm 1944. Ảnh tư liệu: Wkipedia

Phương diện quân (PDQ) Ukraina 1 của Nguyên soái Konev với lực lượng 2 tập đoàn quân (TĐQ) xe tăng, 7 TĐQ bộ binh (tổng cộng 1.200.000 quân, 1.979 xe tăng, 11.265 khẩu pháo) đã đánh tan Cụm TĐQ Bắc Ukraina của đại tướng Đức Josef Harpe với 900.000 quân, 800 xe tăng, 6.300 đại bác và súng cối.

Sau các trận đánh rất ác liệt, Hồng quân chọc thủng tuyến phòng thủ Đức tại Ternopol và phát triển tấn công bao vây, tiêu diệt 8 sư đoàn Đức tại Broda. Cụm TĐQ Bắc Ukraina của Đức bị đánh tan, bị tách thành hai mảnh và bị giải tán: một bộ phận rút về phía Ba Lan vượt sông Wisla, bộ phận thứ hai chạy sâu về phía Karpat vào Romania. PDQ Konev tách một bộ phận thành PDQ Ukraina 4 giao cho Đại tướng Petrov chỉ huy truy kích theo hướng Karpat, còn PDQ Ukraina 1 tiếp tục tấn công vào Ba Lan về phía sông Wisla và ngày 29/7 vượt sông, tạo bàn đạp trên bờ tây tại hướng Sandomierz.

Quân Đức tại mặt trận Wisla tăng cường năm sư đoàn Đức khác, ba sư đoàn Hungary, sáu lữ đoàn pháo tự hành chống tăng StuG, Sư đoàn thiết giáp 16 và Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 501, phản công mãnh liệt để thủ tiêu bàn đạp quyết hất Hồng quân xuống sông. Mặc dù nắm ưu thế về quân số, quân Đức không thể trục Hồng quân khỏi bàn đạp sông Wisla. Tới ngày 16/8, đà phản kích của quân Đức bắt đầu bị nhụt đi, còn Hồng quân tiếp tục mở rộng chiều sâu của bàn đạp sông Wisla lên tới 120 cây số và giải phóng Sandomierz.

Chiến dịch Lvov-Sandomierz đã giải phóng hoàn toàn phần đất Ukraina, đuổi xa đối phương vào Romania và Ba Lan, đồng thời chiếm đông nam Ba Lan. Hồng quân đã đứng vững chân trên bờ tây con sông Wisla.

Cùng với chiến dịch Bagration, chiến dịch Lvov-Sandomir được coi là tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự Xô-viết.

Chiến dịch Jassy-Kishinev

Chiến dịch này diễn ra trên phần đất thuộc Moldova và phía đông Romania ngày nay từ ngày 20 - 29/8/1944.

Chỉ sau 9 ngày chiến đấu, các PDQ Ukraina 2 của Đại tướng Malinovsky và Ukraina 3 của Đại tướng Tolbukhin tổng cộng 1.341.200 binh sĩ, 1.874 xe tăng và pháo đã đánh tan Cụm TĐQ Nam Ukraina của liên quân Đức-Romania dưới quyền đại tướng Johannes Friesner có 47 sư đoàn, 5 lữ đoàn với tổng cộng 500.000 quân Đức, 405.000 quân Ru, 170 xe tăng. Sau khi tiêu diệt 25 vạn, bắt làm tù binh gần 30 vạn quân và giải phóng hoàn toàn Moldava, Hồng quân tiến vào Romania, làm tan rã 35 vạn quân còn lại của nước này, qua đó, loại Romania ra khỏi khối Trục.

Chiến dịch Jassy-Kishinev đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô tại cánh nam chiến trường Xô-Đức và mở rộng đường cho Hồng quân tiến vào Balkan và Hungary. Đây là chiến dịch thắng lợi rất to lớn của Hồng quân với hiệu suất chiến đấu rất cao. Để giành được thắng lợi lớn này, Hồng quân chỉ tổn thất 67.000 người, trong khi số thương vong của quân Đức cao gấp nhiều lần.

Với việc Romania cắt đứt quan hệ đồng minh với Đức và chấm dứt cung cấp dầu mỏ cho Đức, giờ đây, nước Đức quốc xã chỉ còn có thể trong cậy vào nguồn dầu mỏ trên khu vực biên giới Áo- Hungary với sản lượng không cao.

Chiến dịch Baltic

Đây là chiến dịch diễn ra từ ngày 14/9 - 24/11/1944, là chiến dịch giải phóng phần đất cuối cùng của Liên Xô. 

{keywords}
Hồng quân Liên Xô chuyển pháo hạng nặng đến đảo Saaremaa để phục vụ chiến dịch Baltic. Ảnh:  pristineblue.ru

Trong suốt năm 1944, quân Đức bị phản công mạnh mẽ trên toàn bộ chiến tuyến ở phía Đông. Tháng 1/1944, Cụm TĐQ Bắc của Đức phải rút khỏi Leningrad sau khi bao vây thành phố trong hơn 3 năm mà không thể chiếm được, rút lui về biên giới Estonia. aTrong hai tháng 6 và 7, Cụm TĐQ Trung tâm của Đức bị đẩy lui về Ba Lan, tạo cơ hội cho Hồng quân tấn công về phía biển Baltik.

Trong chiến dịch này, các PDQ Baltik 1 của Đại tướng Bagramian, Baltik 2 của Đại tướng Eremenko, Baltik 3 của Đại tướng Maslennikov cùng PDQ Leningrad của Nguyên soái Govorov với lực lượng 90 vạn quân, 17.500 khẩu pháo, 3.080 xe tăng, 2.640 máy bay với sức mạnh áp đảo tổng tấn công Cụm TĐQ Bắc của Đức vốn đã bị nén chặt về phía biển Baltik. Lực lượng của Cụm TĐQ Bắc tại chiến dịch này gồm 73 vạn quân, 7.000 đại bác và súng cối, 1.200 xe tăng và pháo tự hành phòng thủ trên địa bàn thuận lợi đã được chuẩn bị từ lâu.

Quân đội Liên Xô tấn công trên diện rộng theo hướng bắc nam với ý định hất Cụm TĐQ Bắc của Đức xuống biển, đã cắt rời Cụm TĐQ Bắc khỏi Đông Phổ, giành lại sự kiểm soát đối với hai nước cộng hòa Estonia và Litva. Dưới áp lực tấn công quá lớn của Hồng quân lại không còn đất để lùi, cụm quân Đức phải bỏ hết đất đai lui về cố thủ mũi đất Courland tại phía bắc Latvia. Tại đây, do mật độ phòng thủ của Đức đã trở nên quá đậm đặc và cụm này đã bị cô lập, hoàn toàn không còn ý nghĩa chiến lược gì nữa nên Hồng quân để tiết kiệm binh lực, đã dừng tấn công và giam chặt khối quân này tại Courland cho đến hết chiến tranh. Khoảng 200.000 quân Đức trở thành tù binh.

Cùng với chiến dịch Belorussia diễn ra trước đó, các chiến dịch Lvov-Sandomierz, Jassy-Kishinev và Baltik diễn ra trong nửa cuối năm 1944 cùng với các cuộc tấn công tại dải đất Karelia đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Liên Xô (chỉ còn lại mũi đất Courland tại bắc Latvia). Hồng quân đã mở đường vào bắc Na Uy, Hungary, Áo và Tiệp Khắc và loại khỏi vòng chiến các đồng minh của Đức quốc xã là Phần Lan và Romania, đánh dấu việc khối đồng minh phát xít hoàn toàn sụp đổ.

Nguyên Phong

>>> Đọc lịch sử thế giới trên Vietnamnet

Chiến dịch giúp Hồng quân Liên Xô mở cánh cửa vào Balkan

Chiến dịch giúp Hồng quân Liên Xô mở cánh cửa vào Balkan

Dưới đây là diễn biến của chiến dịch giải phóng thành phố Odessa, Ukraina được quân đội Liên Xô thực hiện vào tháng 4/1944.