Quá trình điều tra bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, Công an TP.HCM xác định bà Hằng trước đây từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 thì đổi thành Nguyễn Phương Hằng.

Hiện, ngoài quốc tịch Việt Nam, bà Hằng có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus (Cộng hòa Síp).

Vậy, việc bà Hằng mang 2 quốc tịch có ảnh hưởng gì tới quá trình điều tra, truy xét hay không?

Luật sư Nguyễn Duy Bình - Văn phòng luật sư Duy Trinh- Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, căn cứ Điều 5 Bộ luật Hình sự, việc bà Hằng mang 2 quốc tịch không ảnh hưởng tới quá trình điều tra, truy xét.

Theo quy định của pháp luật, bà Hằng vi phạm pháp luật ở Việt Nam thì Việt Nam có toàn quyền xử theo pháp luật và không ai có thể cản trở hoặc gây ảnh hưởng tới quá trình điều, truy, xét. Tuy nhiên, vì bà Hằng có cả quốc tịch của Cộng hòa Cyprus nên việc điều tra, truy xét, giam giữ phải được tiến hành cẩn trọng, chính xác.

Bà Nguyễn Phương Hằng tại CQĐT. Ảnh: Cơ quan công an cung cấp

Đặc biệt, khi khởi tố bà Hằng theo điều 331 thì càng phải chú ý tới cơ sở, lập luận buộc tội vì điều luật này có liên quan tới quyền tự do dân chủ của phía bị hại và cả phía bị can, bị cáo mà các nước phương Tây nói chung và Cộng hòa Cyprus nói riêng hay quan tâm, can thiệp về vấn đề này. 

“Tuy nhiên, tôi nhận thấy hành vi vi phạm của bà Hằng đã quá rõ, nếu chúng ta phân tích, chứng minh từng bài viết, bài live sẽ nhận thấy bà Hằng đã vượt quá lằn ranh đỏ về quyền tự do ngôn luận nói riêng và quyền tự do dân chủ nói chung để xâm phạm quyền lợi, danh dự, nhân phẩm... của tổ chức, cá nhân khác trong xã hội và thậm chí của cả Nhà nước”, luật sư Bình khẳng định.

Cũng theo luật sư Bình, bà Hằng hiện cũng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS nên cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam theo trình tự, thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng cơ chế xử lý tương tự như một người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. 

Trước đó, ngày 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Thời gian vừa qua, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục livestream trên mạng xã hội "tố" nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa... ăn chặn tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020. Ngoài ra, bà này còn livestream xúc phạm một số người như nhà báo Đức Hiển, Hàn Ni và thậm chí cả lãnh đạo thành phố.

Thanh Phương

Vụ Nguyễn Phương Hằng: Công an thụ lý đơn tố cáo tiến sĩ Đặng Anh Quân và các YouTuber

Vụ Nguyễn Phương Hằng: Công an thụ lý đơn tố cáo tiến sĩ Đặng Anh Quân và các YouTuber

Ca sĩ Vy Oanh tiếp tục gửi đơn tố cáo tiến sĩ Đặng Anh Quân, các khách mời trong các buổi livestream và một số YouTuber liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng.

 

Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt giam từ đơn tố cáo của ai?

Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt giam từ đơn tố cáo của ai?

Công an TP.HCM vừa có thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của một số người liên quan tới vụ bà Nguyễn Phương Hằng. 

Bà Nguyễn Phương Hằng: Từ coi thường pháp luật đến đã hợp tác khi bị khởi tố

Bà Nguyễn Phương Hằng: Từ coi thường pháp luật đến đã hợp tác khi bị khởi tố

Theo thông cáo của Công an TP.HCM, trong quá trình điều tra bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật. Sau khi bị khởi tố, bắt giam, bà đã thay đổi thái độ, chịu hợp tác với cơ quan công an.