W-bac-lieu-ng-hue-7-2.jpg

Tỉnh Bạc Liêu có 11 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long công nhận, nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh việc phát triển các du lịch đặc thù, khác biệt nhằm nâng cao thương hiệu, tạo sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao như: Sản phẩm du lịch văn hóa gắn với giá trị đặc sắc của Bản Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh.. 

W-bac-lieu-ng-hue-8-2.jpg

6 tháng đầu năm 2023, du lịch Bạc Liêu đã đón khoảng 2,76 triệu lượt khách (khách quốc tế đạt khoảng 66.400 lượt), đạt 69% kế hoạch (chỉ tiêu 3,95 triệu), tăng 41% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có hơn 1,1 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú, doanh thu dịch vụ du lịch đạt khoảng 2.440 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch (chỉ tiêu là 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ.

W-bac-lieu-ng-hue-11-2.jpg

Chùa Xiêm Cán, thành phố Bạc Liêu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận điểm du lịch tiêu biểu của vùng.

W-bac-lieu-ng-hue-16-1.jpg

Đông đảo du khách tới tham quan Nhà công tử Bạc Liêu.

W-bac-lieu-ng-hue-10-2.jpg

Trên cơ sở phát huy lợi thế hệ thống sông ngòi, kênh rạch có những nét độc đáo riêng về cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai để hình thành các sản phẩm du lịch sông nước hấp dẫn với điểm đến là các làng quê gắn kết với các điểm du lịch làng nghề truyền thống như đan, nghề rèn, dệt chiếu… 

W-bac-lieu-ng-hue-6-2.jpg

Ngoài ra, các mô hình du lịch sinh thái biển, rừng ngập mặn kết hợp với trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người dân cũng là xu thế của du lịch cộng đồng hiện nay.

W-bac-lieu-ng-hue-2-2.jpg

Điển hình như Hợp tác xã Đồng Tiến (huyện Hòa Bình) cho du khách đi tàu ra biển tham quan cảnh đẹp của điện gió, trải nghiệm bắt nghêu trên bãi biển và thưởng thức các loại hải sản tươi sống. Đây là sản phẩm du lịch nông thôn rất đặc trưng của tỉnh, kết hợp tua tuyến để tạo nên sản phẩm du lịch biển độc đáo. Đồng thời, kết hợp với các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang xây dựng cụm du lịch rừng ngập mặn của khu vực bán đảo Cà Mau.

W-bac-lieu-ng-hue-12-2.jpg

Hiện nay, loại hình du lịch nông nghiệp - nông thôn, hướng đến thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa nơi đến, đang là xu thế tìm kiếm hàng đầu của du khách. Bạc Liêu có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. 

W-bac-lieu-ng-hue-4-2.jpg

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới được xem là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích kép. Theo đó, phát triển du lịch nông thôn sẽ là đòn bẩy để hoàn thành các tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới như thu nhập, lao động, môi trường… 

W-bac-lieu-ng-hue-15-1.jpg

Để khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên du lịch của tỉnh nhà, tận dụng cơ hội thuận lợi trong nước, tạo bước phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới đưa ngành du lịch Bạc Liêu phát triển nhanh, hiệu quả trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tính chất động lực. Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đổi mới sáng tạo, tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh, phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

W-bac-lieu-ng-hue-14-2.jpg

Xây dựng, phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mục tiêu chính khi đề cập đến khuynh hướng phát triển du lịch nông thôn.

W-bac-lieu-ng-hue-15.jpg

Từ đây, Bạc Liêu xác định sẽ tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt gắn với bản sắc, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao nhằm phát huy các lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề và môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển nông thôn gắn với chuyển đổi số, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; từng bước định hướng cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển bền vững gắn với quá trình xây dựng NTM hướng đến NTM nâng cao… là những nhiệm vụ song hành. 

Hoàng Minh