Ý tưởng cho bài dự thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 khá nhiều và đa dạng. Hãy cùng tổng hợp lại bài mẫu viết thư UPU tiêu biểu về chủ đề khởi nghiệp của các bạn trẻ Việt Nam. Nếu cần chúng ta có thể xem lại hướng dẫn thể lệ và quy định viết thư UPU 2020 ở đây.

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thời đại của công nghệ.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Về nội dung bức thư UPU, năm ngoái nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng đưa ra lời khuyên: "Tra Google để tìm hiểu kỹ về chủ đề của kỳ thi là một lợi thế nếu các em có thể lấy ra nhiều tư liệu quý; nhưng sau đó phải biến những kiến thức mình tra cứu thành ý tưởng của mình bằng sự tinh tế và thông minh rất riêng...".

Trong khi đó nhà văn Phong Điệp truyền thêm cảm hứng sáng tạo cho các bạn học sinh khi viết: "Điều mà các thành viên Ban Giám khảo trông chờ nhất ở mỗi bức thư chính là có cơ hội được lắng nghe các em cất lên tiếng nói của mình, bày tỏ những suy nghĩ về các vấn đề của cuộc sống cũng như tâm tư, khát vọng của cá nhân".

b1-bai-mau-viet-thu-upu-lan-thu-49-nam-2020-hay-nhat-ngan-nhat-ve-khoi-nghiep-bai-mau-thu-upu-lan-thu-49-ve-start-up.jpg

Hãy cùng tổng hợp lại bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất về chủ đề khởi nghiệp của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.

Bài mẫu thư UPU lần thứ 49 về khởi nghiệp

Bài mẫu 1

Kính gửi Shark Dũng ạ

Dù vẫn còn là học sinh nhưng cháu đã bắt đầu suy nghĩ về dự định cho tương lai. Cháu cũng cảm thấy rất hứng khởi với các ý tưởng khởi nghiệp để tạo dựng những điều lớn lao.

Vì thế mà cháu không bỏ sót tập nào của chương trình Shark Tank vừa qua, và rất ấn tượng với Shark Dũng với tinh thần luôn giúp đỡ các start-up hết sức có thể, sẵn sàng "lội bùn cùng start-up".

Qua tìm hiểu cháu mới biết Shark Dũng là Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng CyberAgent của Nhật Bản, và được coi là "người đỡ đầu" cho các startup khá thành công như Tiki, Vatgia, NhacCuaTui, Batdongsan, Vicare, Jupviec, Topica, Vexere, CleverAds, Luxstay... và tham gia sáng lập Foody.

Nên có thể nói rằng Shark Dũng chính là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một chuyên gia đỡ đầu các start-up. Quan trọng nữa là Shark Dũng đã bắt đầu công việc này từ hơn 10 năm trước, thời điểm mà nhiều công ty khởi nghiệp chưa hiểu thế nào là quỹ đầu tư và còn nảy sinh hoài nghi, nhưng Shark Dũng vẫn kiên trì trên con đường của mình.

Tất nhiên con đường khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng.

Như nhận định của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại "Diễn đàn quốc gia khởi nghiệp 2019 - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp" đầu tháng 12/2019, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới, nhưng khả năng hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp lại nằm trong nhóm 20 nước cuối cùng.

Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí khởi nghiệp và hành động cụ thể là rất lớn. Và các chuyên gia vẫn thường chỉ ra rằng có đến 90% dự án khởi nghiệp, hoặc thậm chí là 99%.

Thế nên những người vừa có chuyên môn, kinh nghiệm, vừa có tinh thần cao như Shark Dũng rất đáng quý. Việt Nam muốn trở nên hùng cường chắc hẳn sẽ rất cần những người giỏi như Shark Dũng và có tinh thần tận tâm theo phương châm "Start-up là ngôi sao, nhà đầu tư là supporter".

Thực ra cháu viết thư này chỉ để bày tỏ mong muốn rằng sau này nếu có ý tưởng khởi nghiệp gì thì sẽ gặp được những người như Shark Dũng, và cũng mong Shark Dũng có thêm các chương trình định hướng tương lai cho học sinh sinh viên.

Và cuối thư cháu cũng chúc Shark Dũng luôn mạnh khỏe, sang năm mới có nhiều dự án thành công hơn nữa.

Bài mẫu 2

Gửi anh trai thân mến

Mấy hôm trước được nghe chuyện anh không vào làm cho công ty công việc ổn định mà quyết định mở ra mô hình kinh doanh công nghệ mới, em khá là cảm phục tinh thần như vậy.

Qua nhiều câu chuyện thì chúng ta đều thấy là tinh thần đổi mới, sáng tạo và tiên phong có thể làm nên những điều kỳ vĩ và đột phá đến như thế nào. Và em tin là anh có thể trở thành một trong những câu chuyện thành công tiêu biểu của thế hệ trẻ sáng tạo.

Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo, việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo là được công nhận và đem lại những kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn.

Nhưng Steve Jobs, một nhà sáng tạo thiên tài từng chinh phục cả thế giới với các sản phẩm Apple, đã nói đơn giản như thế này: “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu” - một thông điệp truyền đến cho chúng ta thật nhiều năng lượng và niềm tin.

Câu nói của Steve Jobs muốn khẳng định sáng tạo là điều vô cùng quan trọng nhưng không phải là điều dễ dàng trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua những khó khăn cũng như thất bại trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn thiện công việc của mình.

Vì sáng tạo là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người chưa tìm ra, cuộc sống là chuỗi những bí ẩn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách có ý thức và bỏ nhiều công sức mới thấy được.

Nhưng nhìn chung xã hội có những con người biết sáng tạo mới có thể tìm ra những giá trị mới, khai phá thêm những chân trời tri thức mới. Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nếu con người biết sử dụng sự sáng tạo của mình một cách thích đáng với hoàn cảnh.

Con người mang trong mình bản chất sáng tạo sẽ vận động suy nghĩ một cách tích cực, không dựa vào những điều sẵn có mà bỏ quên những năng lực tiềm ẩn hoàn toàn có thể phát huy của bản thân.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt không giống ai, tất cả đều có thể tạo nên những ý tưởng đột phá, những sáng tạo có ích trong xã hội. Cuộc sống sẽ trở thành thế nào, xã hội sẽ trở nên tụt hậu ra sao nếu không có sự sáng tạo của con người?

Cuộc sống không có sự sáng tạo là một cuộc sống nghèo nàn bởi cuộc sống đó chỉ biết phụ thuộc vào những điều có sẵn. Người không có sự sáng tạo là người chỉ biết làm theo những gì đã được định hình từ trước mà không biết phát huy những cá tính sáng tạo của mình, không phát huy được những giá trị tự thân, xã hội vì thế cũng trở nên trì trệ, không phát triển vì không có giá trị mới được hình thành.

Sáng tạo là phẩm chất tốt và nên được khuyến khích dù chúng ta phải biết sáng tạo đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ, không thái quá để dẫn đến hậu quả ngược lại.

Ở Việt Nam mình các cấp lãnh đạo Nhà nước đều đang rất ủng hộ thế hệ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mới mấy tháng trước em có nghe về sự kiện Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - buổi lễ nằm trong khuôn khổ Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

Với sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo, đã có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ tiêu biểu cho thế hệ tài năng, trí thức người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài hưởng ứng tham gia, cùng với hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, cùng gặp gỡ, tạo mối liên kết, trao đổi, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược phát triển khoa học công nghệ và những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

Các bộ, cơ quan của Chính phủ sẽ lắng nghe, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các bạn trẻ tài năng về những giải pháp phát triển đất nước dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, để từ đó, tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược, thể chế, khuôn khổ pháp luật để hình thành một hệ sinh thái thông qua việc xây dựng, nhân rộng mô hình các Trung tâm đổi mới sáng tạo tiên tiến và hiệu quả trong cả nước.

Vì thế mà em tin rằng những người trẻ như anh hoàn toàn có thể thành công với năng lực và khát vọng của mình.

Hãy cố gắng nhé để sau này em còn học tập.