Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT TRUSTBank, cựu chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ) và các đồng phạm bị xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Phiên phúc thẩm được mở theo kháng nghị của Viện trưởng VKSND TP.HCM; kháng cáo của các bị cáo và nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Hứa Thị Phấn đã có đơn xin xét xử vắng mặt

Phiên tòa dự kiến kéo dài tới ngày 29/6 do thẩm phán Phan Thanh Tùng làm chủ toạ cùng hai thẩm phán Trần Văn Mười và Trần Thị Thu Thuỷ.

Thẩm phán dự khuyết cho HĐXX là ông Nguyễn Đắc Minh. Kiểm sát viên tại phiên xử là ông Đặng Quốc Việt và Võ Phong Lưu.

Vì lý do sức khỏe nên Phạm Công Danh (cựu chủ tịch ngân hàng xây dựng - VNCB), Hứa Thị Phấn đã có đơn xin xét xử vắng mặt.

Bị án Phan Thành Mai (cựu TGĐ ngân hàng VNCB) là người liên quan của vụ án cũng có đơn xin xét xử vắng mặt.

{keywords}
Hứa Thị Phấn vẫn đang điều trị tại bệnh viện

Khi khai mạc phiên tòa, chủ tọa thông báo các nhà báo được tường thuật, ghi chép diễn biến phiên tòa nhưng không được ghi âm, ghi hình do yêu cầu đảm bảo quyền nhân thân của những người tham gia phiên tòa.

Phiên sơ thẩm, Hứa Thị Phấn bị tuyên phạt 20 năm tù. Tổng hợp hình phạt với các bản án trước đó, bị cáo Phấn phải chấp hành là 30 năm tù.

5 bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 2 năm tù cho hưởng án treo đến 7 năm tù giam.

Bàn tay "ma thuật" của Hứa Thị Phấn 

Theo bản án sơ thẩm, lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ, là cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Đại Tín, bà Phấn đã thâu tóm và chỉ đạo toàn bộ HĐQT, ban điều hành và cán bộ, nhân viên ngân hàng Đại Tín

Cụ thể, chỉ đạo Bùi Văn Lắm (Chủ tịch BCH Công đoàn), Nguyễn Kim Thanh (Phó phòng Đầu tư kiêm thành viên Hội đồng đầu tư ngân hàng) làm các thủ tục để ngân hàng đầu tư trực tiếp 1.037 tỷ đồng trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty của bà Phấn làm chủ đầu tư.

Số tiền này, Phấn không sử dụng vào dự án như hợp đồng hợp tác mà chiếm đoạt cá nhân, đến nay chối bỏ trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng Đại Tín.

Sau khi bà Lý Kim Chi (TGĐ công ty TNHH Phú Mỹ) mua lại 90% phần vốn góp vào công ty TNHH Phú Mỹ từ Hứa Thị Phấn, bà Chi đã thanh lý hợp đồng hợp tác và hoàn trả đủ cho ngân hàng Đại Tín toàn bộ gốc và lợi nhuận khoản tiền hơn 136 tỷ đồng mà ngân hàng đã đầu tư vào dự án khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B bị Hứa Thị Phấn chiếm đoạt.

Cáo trạng cho rằng, ngân hàng Đại Tín đầu tư không bị mất hơn 136 tỷ đồng này, nên thiệt hại thực tế của ngân hàng Đại Tín là hơn 901 tỷ đồng.

{keywords}
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm

Đến nay, cả 3 dự án còn lại đều không được triển khai, bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt đầu tư do chủ đầu tư không thực hiện dự án.

Ngoài hành vi trên, bà Phấn còn bị cáo buộc đã chỉ đạo Bùi Thị Kim Loan (kế toán công ty TNHH Phú Mỹ, Phó GĐ công ty TNHH đầu tư địa ốc Phúc Nguyễn) và một số con cháu, nhân viên dưới quyền thực hiện việc mua và nâng khống giá trị 4 bất động sản ở TP.HCM và Khánh Hòa.

Bà Phấn dùng ảnh hưởng của mình, chỉ đạo HĐQT và ban điều hành ngân hàng Đại Tín mua 4 bất động sản này với lý do mở rộng hệ thống hoặc đầu tư bất động sản, với tổng giá trị trên 661 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 437 tỷ.

Việc mua các bất động sản này diễn ra vào thời điểm ngân hàng Đại Tín đã vượt quá tỷ lệ mua sắm tài sản cố định, dẫn đến việc 4 bất động sản này đến nay chưa thể hạch toán vào tài khoản tài sản cố định của ngân hàng.

Theo cáo buộc, tổng số tiền Hứa Thị Phấn chiếm đoạt của ngân Đại Tín là hơn 1.338 tỷ đồng.

Tiếp tục làm rõ những 'trò ma' của đại gia Hứa Thị Phấn

Tiếp tục làm rõ những 'trò ma' của đại gia Hứa Thị Phấn

VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng Đại Tín, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư phát triển Phú Mỹ) và 5 đồng phạm.

Thanh Phương