- Một người bạn thân của tôi bị lừa mang thai, giờ muốn sinh con và nhờ tôi đứng tên làm cha đứa bé trong giấy khai sinh để không bị mang tiếng với gia đình.
Vợ tôi cũng biết chuyện nên đồng ý, nhưng tôi băn khoăn vì không rõ nếu đứng tên cha của đứa trẻ trong giấy khai sinh, sau này tôi có phải chịu trách nhiệm cho đứa bé cũng như đứa bé đó có thể có quyền hưởng tài sản như các con tôi không?
Ảnh minh họa |
Để có thể đứng tên làm cha của đứa bé trong giấy khai sinh bạn có thể nhận con nuôi. Vì bạn không phải là cha đẻ của cháu, thì bạn cần phải làm các thủ tục để nhận con của người bạn làm con nuôi.
Theo quy định tại Khoản 2 (Điều 24, Luật Nuôi con nuôi) thì cha, mẹ nuôi có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi, họ tên của con nuôi. Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của con nuôi; nếu con nuôi dưới 14 tuổi thì việc thay đổi họ, tên được thực hiện tại UBND cấp xã/phường nơi đã đăng ký khai sinh trước đây. Tại Điều 5 (Luật Nuôi con nuôi) quy định về “Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế” thì bạn thuộc hàng ưu tiên thứ nhất để lựa chọn gia đình thay thế cho con riêng của cô ấy. Theo đó, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện như đây:Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
Thủ tục nhận con nuôi gồm: Đơn xin nhận con nuôi; Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã/phường nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp; Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng.
Sau khi hoàn thiện các thủ tục theo quy định, bạn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã/phường nơi cháu bé thường trú hoặc nơi bạn thường trú. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã/phường nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì UBND cấp xã/phường tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch. Trường hợp UBND cấp xã/phường từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do. Bên cạnh đó, UBND cấp xã/phường nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”.
Về thủ tục nhận con nuôi, theo quy định tại Điều 21 (Luật Nuôi con nuôi): Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Về vấn đề tên cha mẹ trong giấy khai sinh thì trong trường hợp bạn là người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ cha, mẹ nuôi.
Về việc thừa kế di sản thừa kế của bạn sau này thì cháu bé có quyền hưởng di sản như con đẻ của bạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc