Đề án “Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/2/2019. Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị tập huấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn, Tổ trưởng tổ công tác liên ngành phối hợp quản lý dự án nhấn mạnh: Đề án Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo luôn là nhiệm vụ chính trị cung cấp thông tin thiết yếu cho xã hội. Trong điều kiện hiện nay, việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về dân tộc tôn giáo càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, những giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

{keywords}
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Báo Nhân Dân

Báo cáo về tình hình thực hiện đề án năm 2021 và công tác triển khai đề án các năm tiếp theo, ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, tổ phó Tổ công tác liên ngành triển khai quản lý thực hiện Đề án cho hay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 3. Do đây là đề án đặc thù, trong khi một số cơ quan báo chí vẫn làm theo cách thực hiện ở các đề án khác, nên chưa thể hiện được sự khác biệt. Phần nội dung chưa cân đối, còn tuyên truyền nhiều về dân tộc; chưa có nhiều tác phẩm có tính chuyên sâu, dài kỳ; hình thức thể hiện hạn chế…

Theo quyết định ban đầu, Đề án đề ra thực hiện 03 năm từ năm 2019 đến năm 2021, tuy nhiên, năm 2021 Đề án mới được thực hiện, vừa qua được sự ủng hộ của Bộ Tài chính, Bộ TT&TT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục được thực hiện Đề án và Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thực hiện Đề án đến hết năm 2023.

Để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của Đề án, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn chỉ đạo, việc thực hiện Đề án trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó góp phần động viên, tạo đồng thuận xã hội, phát huy ý chí, tinh thần đoàn kết tự lực, tự cường vượt qua khó khăn của giai đoạn bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19”,

Mục tiêu nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử dân tộc phải đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được phê duyệt tại Đề án với tinh thần Nghị quyết đại hội XIII của Đảng đó là: Phát huy con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan. Đảm bảo cho các tổ chức tôn giáo hoạt động trong điều kiện, quy định của pháp luật, hiến chương điều lệ được Nhà nước công nhận, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo trong sự phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, chia rẽ phá hoại đoàn kết tôn giáo, khối đại đoàn kết toàn dân.

"Việc triển khai thực hiện Đề án cần đảm bảo hiệu quả, hình thức thông tin đa đạng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, đảm bảo tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, nội dung tuyên truyền phải chuyên sâu và sát thực, tránh trùng lắp, chồng chéo. Khi tuyên truyền, nhất là những vấn đề nhạy cảm, tránh dùng từ ngữ giật gân để câu view", Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn lưu ý. 

Thu Hiền

Ảnh: Ngọc Dũng