Trao đổi PV, ông Võ Minh Sơn – Giám đốc, Hạt trưởng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) cho biết, tổng diện tích rừng ở khu bảo tồn là hơn 46 nghìn ha, trong khi đó, chỉ có 55 cán bộ nhân viên hoạt động trên địa bàn 5 huyện Con Cuông; Quỳ Châu; Quỳ Hợp; Tương Dương và Quế Phong có địa hình hiểm trở.

“Địa bàn trải dài, phân bổ ở nhiều huyện có người dân địa phương sống trong khu vực rừng được bảo vệ. Do vậy, nguy cơ bị người dân tác động, xâm lấn khu vực rừng là rất cao. Để phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời, đơn vị đã áp các công nghệ trong việc phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời khi người dân tác động vào rừng” – ông Sơn thông tin.

W-bao-ve-rung-1-1.jpg
Lực lượng cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đi tuần tra. 

Đơn vị đã ứng dụng phần mềm smart là công cụ quản lý dữ liệu, báo cáo tuần tra, giám sát đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia cũng như ở các khu bảo tồn thiên nhiên.

Việc ứng dụng smart trong quá trình đi tuần tra, bảo vệ thấy được cán bộ di chuyển đến khu vực rừng mình quản lý. Trên quãng đường đi tích hợp, gửi thông tin từ hiện trường về cơ quan quản lý như: Tài nguyên rừng bị xâm hại, phát hiện các dấu chân, dấu vết của các loài động vật… chụp ảnh đánh giá và gửi về máy chủ.

"Ứng dụng công nghệ này giúp cán bộ giảm thiểu trình bày báo cáo sau khi đi từ trong rừng trở về. Máy chủ tự xuất các thông tin mà cán bộ gửi về qua phần mềm. Ngoài ra, phần mềm còn giúp cán bộ kiểm lâm trong quá trình đi tuần tra không nhầm tuyến đường và lịch trình di chuyển” – ông Sơn chia sẻ.

W-bao-ve-rung-4-1.jpg
Bay Flycam trong phạm vi hẹp để kiểm tra thực địa hiện trạng của rừng. 
W-bao-ve-rung-2-1.jpg
Ứng dụng phần mềm smart chụp hình, gửi số liệu về máy chủ. 

Trước đây, khi chưa áp dụng phần mềm smart việc thu thập dữ liệu tuần tra được thực hiện thông qua các công cụ như máy định vị GPS cầm tay, ghi chép, máy ảnh. Dữ liệu được đưa thủ công vào máy tính kết quả tuần tra, giám sát trên hiện trường tốn nhiều thời gian, dễ bị các lỗi trong quá trình ghi chép và nhập số liệu.

Từ khi sử dụng smart mobile, việc thu thập thông tin, dữ liệu hiện trường đã dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn từ các dữ liệu thực địa hiện trạng của rừng.

Ngoài ra, ở Khu bảo tồn còn mua bản quyền phần mềm vetools, cập nhật 1 tháng 2 lần hình ảnh vệ tinh trong phạm vi bảo vệ. Từ hình ảnh của vệ tinh giúp cán bộ bảo vệ rừng có thể so sánh hình ảnh hiện trạng rừng từ trên cao của tháng này so với tháng trước đó.

W-bao-ve-rung-6-1.jpg
Một góc nhỏ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nhìn từ trên cao. 
W-bao-ve-rung-3-1.jpg
Cán bộ kiểm lâm của Khu bảo tồn cập nhật dữ liệu hiện trường tuần tra. 

Trong mấy năm trở lại đây, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống còn sử dụng flycam điều khiển trong phạm vi hẹp để giám sát, kiểm tra hiện trạng của rừng. Việc này giúp ích cho cán bộ giảm nhiều công sức, thời gian thực địa.

Ông Sơn cho biết thêm, qua ảnh vệ tinh phát hiện người dân khai thác rừng phòng hộ trồng keo. Cụ thể ở vừng ở xã Châu Hồng rừng phòng bị chặt phá phạm vi 1-2000m2. Ngay sau đó các lực lượng được điều động đến hiện trường xử lý kịp thời.

Trần Quốc Huy, Vũ Văn Điệp, Nguyễn Thị Vân Anh , Đức Long, Đặng Hoài Thanh