Những lúc bớt bệnh, cô bé ôm lấy cổ mẹ, ríu rít đủ thứ chuyện. Có lẽ bé đã cảm nhận được sự khó khăn vất vả của cha mẹ trong suốt 8 năm trời qua. Nghe con gái thủ thỉ bên tai, con ước gì mau hết bệnh để mẹ đỡ khổ, người phụ nữ nghèo cứ chảy nước mắt.
Bệnh từ khi mới lên 2 tuổi
8 năm liên tục hàng chục lần, hết nhập viện lại ra viện, trải qua 3 cuộc phẫu thuật, cô bé vẫn trong tình trạng nguy hiểm. Nếu dừng việc điều trị, tính mạng bé bị đe dọa, mà giờ tiếp tục chữa thì cha mẹ lại không còn đủ khả năng.
Đó là hoàn cảnh đáng thương của bé Trần Thị Hiền (sinh năm 2009 ở ấp So Đũa, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) khi mắc phải căn bệnh bướu nguyên bào thần kinh.
8 năm ròng rã đuổi bệnh, bệnh vẫn cứ bám riết lấy bé Hiền |
Tính đến năm 2019, Hiền đã 10 tuổi nhưng có đến 8 năm gắn bó với bệnh viện. Số thuốc bé dùng có thể ví chất cao hơn người. Vậy nhưng bệnh tật vẫn không buông tha, cứ bám riết lấy cơ thể yếu ớt, nhỏ bé ấy, trực chờ cướp em khỏi vòng tay cha mẹ.
“Lúc cháu đau đớn quằn quại, nước mắt giàn giụa, tôi chẳng biết phải giúp con bằng cách nào. Giá như là miếng ăn mẹ có thể sẻ chia, hay công việc mẹ có thể làm thay con nhưng bệnh thì đành chịu. Chúng tôi chỉ biết cố gắng chăm sóc, kiếm tiền cho con chữa bệnh nhưng giờ đuối quá rồi”, chị Đặng Thanh Thủy nói.
8 năm qua, cả gia đình đã trải nhiều giai đoạn khó khăn, đồng hành với nỗi đau thể xác của con là những nỗi đau tinh thần của cha mẹ. Cũng có khi bệnh lui, con được về nhà sống cảnh ấm êm quây quần, được ít bữa lại tiếp tục nhập viện. Lần này bệnh tái phát, khắp cơ thể đau nhức, chỉ cần đụng nhẹ vào người bé cũng đau như có ngàn vạn vết dao đâm.
Đất đã bán hết nợ vẫn chồng chất
Anh Trần Văn Khái thở dài bảo, vợ chồng anh chẳng còn biết bấu víu vào đâu để có tiền chữa bệnh cho con. Đến giờ chính thức tay trắng, anh chị chỉ biết trông vào lòng hảo tâm của mọi người.
Con ước mau hết bệnh để cha mẹ đỡ khổ |
Anh Khái, chị Thủy sống ở Cà Mau. Trước đây, hai vợ chồng có hơn 1ha nuôi tôm. Nếu có tiền thì đầu tư nuôi, ít tiền thì thả tôm nuôi tự nhiên, cả gia đình 4 miệng ăn sống nhờ vào vuông tôm này. Tuy nhiên, sau một thời gian con lâm bệnh, anh chị đã buộc phải bán đi mong giữ lấy tính mạng của con.
Căn bệnh bướu nguyên bào thần kinh của bé Hiền điều trị quá lâu dài và tốn kém. Mặc dù bé có bảo hiểm y tế nhưng tiền thuốc mua ngoài khá lớn. Vuông tôm đã bán, vay mượn mãi vẫn không đủ, anh chị rơi vào cảnh bất lực, không biết xoay sở ra sao.
Lần này con tái phát bệnh, trong nhà họ chẳng còn thứ gì có thể bán lấy tiền nên rất hoang mang. Chia sẻ với chúng tôi, anh Khái thành thật nói: “Trước đây cứ nghĩ bán vuông tôm lấy tiền cứu con trước rồi khi cháu khỏi bệnh về nhà đi làm thuê kiếm sống cũng được. Nào ngờ căn bệnh này tái đi tái lại, tiền hết mà con vẫn đau. Giá như còn vuông tôm nữa tôi cũng bán nốt, nhưng giờ thì hết cách thật rồi”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Văn Khái, ấp So Đũa, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. SĐT: 0919 083 876 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.009 (bé Trần Thị Hiền) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Gia đình nghèo chong đèn suốt đêm sợ con đột tử
Người mẹ trẻ buồn bã bảo, hai đứa con chị, một đứa tử thần đã gần như ôm trọn, còn đứa kia chị sắp không đủ sức níu lại. Nghe câu ấy, chúng tôi cũng cảm thấy rùng mình sợ hãi.