“Chiều 31/10, Học viện Quốc phòng Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm pháo phản lực siêu lớn, nhằm kiểm tra độ an toàn của hệ thống khi phóng loạt nhiều quả đạn. Vũ khí này có thể cùng lúc hủy diệt nhiều mục tiêu trong cuộc tấn công bất ngờ”, KCNA cho biết sáng 1/11.

{keywords}
Bệ phóng pháo đa nòng của Triều Tiên. Ảnh: Nikkei

Cũng theo hãng thông tấn Triều Tiên, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un đã tỏ ra hài lòng với kết quả thử nghiệm và chúc mừng các nhà khoa học.

Theo CNN, chiều 31/10, phía Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã phóng “hai vật thể bay chưa xác định” ra biển Nhật Bản. Trong khi đó, lực lượng tuần duyên Nhật Bản tuyên bố “có vẻ như Triều Tiên đã phóng tên lửa”, đồng thời khuyến cáo tàu thuyền tránh đi qua khu vực.

Trong lần thử hệ thống nói trên diễn ra hôm 10/9, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đích thân đưa ra chỉ thị tại nơi thử.

Ông Kim nói rằng vụ thử hôm 10/9 chứng minh được "các đặc tính liên quan tới khả năng tác chiến của vũ khí, đặc điểm quỹ đạo, tính năng dẫn đường chính xác”. Ông cho rằng, sức mạnh khi tác chiến của hệ thống pháo đa tên lửa siêu lớn đã được xác định và cần tiếp tục thử.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, KCNA không đề cập tới việc vụ thử có thu được kết quả thành công hay không, khác với thông điệp đưa ra về vụ thử tương tự hôm 24/8 khi Triều Tiên tuyên bố rằng đã thực hiện “thử nghiệm thành công bệ phóng đa tên lửa siêu lớn mới phát triển”.

Điều này đã khiến một số chuyên gia hoài nghi rằng các tên lửa được phóng hôm 10/9 có thể chưa đạt tới mục tiêu mà Triều Tiên đặt ra.

Những bức ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố hồi tháng 9 cho thấy, tên lửa được bắn đi từ một xe mang phóng tự hành (TEL) dường như sở hữu 4 ống phóng. Do một trong 4 ống phóng này bị che phủ nên một số nhà phân tích tin Triều Tiên có thể đã bắn tới 3 tên lửa.

Dương Lâm