Cậu học sinh giỏi được kỳ vọng lớn

Diêu Viễn, sinh năm 1971, ở Hồ Bắc, Trung Quốc trong một gia đình có hoàn cảnh bình thường. Từ bé, Diêu Viễn đã bộc lộ sự thông minh, nhanh trí, đặc biệt là khả năng ghi nhớ hơn người.

Nhìn thấy con có khả năng tiến xa trên con đường học vấn, cha mẹ của Diêu Viễn quyết tâm nuôi dưỡng để Diêu Viễn có thể thay đổi cuộc đời. Nhờ sự dạy dỗ cẩn thận nên điểm số từ tiểu học đến THPT của nam sinh này luôn thuộc top đầu.

Diêu Viễn là niềm tự hào của thầy cô, bạn bè và gia đình, nên ai cũng kỳ vọng chàng trai sẽ có được một tương lai rạng rỡ trên con đường công danh. Năm 1990, Diêu Viễn tham dự kỳ thi đại học và trở thành thủ khoa đầu vào của Học viện công nghệ Bắc Kinh.

Bi kịch của thủ khoa đại học đi nhặt rác, tiều tụy lang thang trên phố - 1

Diêu Viễn ở thời điểm được cảnh sát tìm thấy trong cảnh tiều tụy. (Ảnh: Sohu).

Khi bước chân được vào giảng đường đại học, đa số sinh viên có tâm lý nghỉ ngơi sau 3 năm cấp 3 vất vả, còn Diêu Viễn không cho phép bản thân như vậy. Anh dành thời gian rảnh để đọc sách, học tập nhằm có kết quả cao nhất.

Trong 4 năm trên ghế giảng đường, Diêu Viễn vẫn cho thấy được sự sáng dạ của bản thân. Các giảng viên và bạn bè cùng khóa hết lời khen ngợi. Ai cũng nghĩ rằng, với trình độ như vậy, chắc chắn Diêu Viễn sẽ có công việc tốt với mức lương cao.

Sau khi tốt nghiệp, trong khi bạn bè còn đang chật vật tìm việc thì chàng trai trẻ tốt nghiệp loại xuất sắc đã trở thành nhân viên của một viện nghiên cứu thuộc một tập đoàn ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi bước chân vào con đường đi làm ở văn phòng, mọi chuyện khác xa với khi đi học. Anh không còn được ca tụng, khen ngợi giống như ở trường. Công việc có phần nhàm chán khiến cho Diêu Viễn cảm thấy không hài lòng với những gì đang có.

Sau 9 năm gắn bó, do không tìm thấy được cảm hứng trong công việc, Diêu Viễn quyết định rời công ty để tới Thượng Hải với kỳ vọng về cơ hội mới cho bản thân.

Cảnh sống bi đát và giấc mơ tại thành phố

Thời điểm đó, cha mẹ không đồng ý, nhưng bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn, Diêu Viễn vẫn nuôi hy vọng về tương lai tốt đẹp ở thành phố lớn.

Ở Thượng Hải, công ty và tập đoàn rất nhiều nhưng nhân tài không hề thiếu. Mặc dù, Diêu Viễn học giỏi, đạt kết quả cao nhưng sự cạnh tranh về việc làm rất lớn. Thậm chí, những thành tích đã đạt được không thể là chỗ dựa để tiến thân một cách nhanh chóng.

Chỉ trong ít năm, Diêu Viễn "nhảy việc" liên tục, đánh giá lãnh đạo các công ty không biết nhìn người và coi trong mình. Thậm chí, anh chàng này còn nghĩ rằng, chỉ cần thay đổi công việc nhiều lần chắc chắn sẽ tìm được nơi lý tưởng.

Bi kịch của thủ khoa đại học đi nhặt rác, tiều tụy lang thang trên phố - 2

Sau hơn 1 năm điều trị, Diêu Viễn theo cha mẹ về quê sinh sống trong cảnh yên bình ở làng quê. (Ảnh: Sohu).

Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, các công ty trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, cơ hội tìm việc làm của Diêu Viễn càng ít hơn. Chưa kể anh có lịch sử "nhảy việc" quá nhiều lần nên không mấy công ty dám tin nhân sự này sẽ gắn bó lâu dài.

Sự nghiệp không đi đến đâu, khó xin việc làm, chàng trai từng đạt điểm cao trong kỳ thi đại học vẫn chọn ở lại thành phố vì sợ ánh mắt gièm pha của mọi người.

Tuy nhiên, ở lại Thượng Hải, Diêu Viễn ở trong cảnh việc làm không có, toàn bộ số tiền dành dụm được "đội nón ra đi", anh phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Lâu dần, anh lang thang trên đường phố, nhặt rác kiếm sống rồi cắt đứt liên lạc với gia đình suốt một thời gian dài. Cha mẹ cố gắng tìm kiếm nhưng mọi nỗ lực đều bất thành.

Nhờ cảnh sát, cha mẹ của Diêu Viễn tìm lại con trai sau 12 năm không một chút thông tin gì. Tuy nhiên, người thân không khỏi xót xa khi nhìn thấy bộ dạng rách nát, tiều tụy của chàng trai từng được cả nhà tự hào.

Giây phút đoàn tụ chưa được bao lâu, Diêu Viễn phải nhập viện do trí nhớ bị ảnh hưởng. Sau hơn 1 năm điều trị, sức khỏe và tinh thần của anh dần trở lại bình thường. Câu chuyện bi đát mà anh trải qua 12 năm được kể khiến cha mẹ bật khóc.

Sau khi được xuất viện, cha mẹ đưa cậu con trai tài năng một thời về quê sinh sống. Cuộc sống ở quê không phải giàu sang nhưng đó vẫn là chỗ dựa cho anh sau những sóng gió, bão tố để bắt đầu một trang mới của cuộc đời.  

Theo Dân trí/Theo Sohu

Cuộc sống bế tắc của thần đồng đỗ đại học năm 10 tuổi ở Trung Quốc

Cuộc sống bế tắc của thần đồng đỗ đại học năm 10 tuổi ở Trung Quốc

Đậu đại học khi mới 10 tuổi và tốt nghiệp ở tuổi 13, Zhang Yiwen rơi vào khủng hoảng và cô đơn, phải trở về làm trợ giảng cho cha mẹ với mức thù lao bèo bọt.