- Sau hàng chục năm trời chống chọi với căn bệnh ung thư hành hạ, một mình lão giáo già Vương Mua là điểm tựa cuối cùng của 3 đứa con tâm thần đã về với cát bụi. Ông ra đi bỏ lại 3 đứa con tâm thần ngơ ngác giữa cõi đời…
TIN BÀI KHÁC:
Nhìn lại 1 năm VietNamNet đồng hành cùng các hoàn cảnh khó khăn
Cha mẹ bất lực nhìn con quằn quại với bệnh tật
Xót thương gia đình chồng tâm thần mù lòa, vợ liệt tứ chi
Không có tiền chỉ còn nước ôm bệnh mà chết
Em bé dân tộc Stiêng, bệnh tim nặng hết tiền chữa bệnh
Đắng lòng bé 1 tuổi bệnh tim bẩm sinh, vôi trong não
‘Hai anh em mà tiếp tục đi học thì mẹ chết mất!’
Khao khát được sống của người đàn ông Cơ Tu
Cha mẹ bất lực nhìn con quằn quại với bệnh tật
Xót thương gia đình chồng tâm thần mù lòa, vợ liệt tứ chi
Không có tiền chỉ còn nước ôm bệnh mà chết
Em bé dân tộc Stiêng, bệnh tim nặng hết tiền chữa bệnh
Đắng lòng bé 1 tuổi bệnh tim bẩm sinh, vôi trong não
‘Hai anh em mà tiếp tục đi học thì mẹ chết mất!’
Khao khát được sống của người đàn ông Cơ Tu
Tôi trở lại căn nhà nhỏ trong hẻm sâu hun hút khối phố 8 phường An Xuân, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam. Trong căn nhà cấp 4 rách nát ấy giờ đây chỉ còn lại bàn thờ hương tàn lạnh lẽo của lão nhà giáo già Vương Mua cùng tiếng khóc cười, hú hét của 3 đứa con tâm thần mỗi khi lên cơn.
Bữa cơm đạm bạc ngày lão nhà giáo già Vương Mua còn sống với 3 đứa con tâm thần |
Nhiều người hàng xóm bảo ngày lão nhà giáo Vương Mua còn sống, với số tiền trợ cấp ít ỏi 720.000 đồng của ông cộng với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và bà con hàng xóm, cả 4 cha con cũng bữa no, bữa đói qua ngày.
Nhưng gần 10 tháng nay, ông Vương Mua trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 80 vì căn bệnh ung thư hành hạ, bỏ lại 3 đứa con tâm thần nửa tỉnh nửa mê trong căn nhà hoang lạnh.
Nhưng gần 10 tháng nay, ông Vương Mua trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 80 vì căn bệnh ung thư hành hạ, bỏ lại 3 đứa con tâm thần nửa tỉnh nửa mê trong căn nhà hoang lạnh.
Mỗi khi không lên cơn đau, Vương Dũng thường thắp hương cầu nguyện bên bàn thờ cha phù hộ cho 3 chị em có được những bữa no |
Bây giờ trong căn nhà trống toang hoác ấy chỉ còn lại 3/6 người con tâm thần (3 đứa con đã mất trước đó vì bệnh). Trong đó người con gái đầu Vương Thị Ngọc đã 50 tuổi, còn cô em Vương Thị Thu 45 tuổi và anh Vương Dũng 41 tuổi.
Tất cả 3 người con còn lại của lão nhà giáo già Vương Mua đều bị bệnh tâm thần mãn tính, nửa ngây, nửa dại. Tỉnh táo nhất là anh Vương Dũng. Nhưng mỗi khi lên cơn anh lại phải nằm nhà la hét. Hết cơn điên loạn, anh lại mò mẫm đi kéo hàng thuê từ chiếc xe ba gác cũ nát để kiếm cơm qua ngày nuôi 2 chị.
Tất cả 3 người con còn lại của lão nhà giáo già Vương Mua đều bị bệnh tâm thần mãn tính, nửa ngây, nửa dại. Tỉnh táo nhất là anh Vương Dũng. Nhưng mỗi khi lên cơn anh lại phải nằm nhà la hét. Hết cơn điên loạn, anh lại mò mẫm đi kéo hàng thuê từ chiếc xe ba gác cũ nát để kiếm cơm qua ngày nuôi 2 chị.
Lúc không lên cơn đau, anh Vương Dũng chở củi thuê để kiếm sống nuôi cả nhà |
Tôi gặp Vương Dũng giữa ngày đông lạnh giá đang nằm nhà. Gương mặt buồn rười rượi của người đang tỉnh sau những cơn điện loạn. Anh Dũng hiền từ bảo: Mấy ngày ni mưa liên tục, hàng hóa ế ẩm chẳng ai thuê kéo nên đói. Nhà đang hết gạo mấy ngày ni, chưa có chi nấu.
Hỏi có đói không? Anh Dũng bảo: Bà con hàng xóm ở đây cho cơm mấy chị em ăn qua ngày. Trời nắng ai thuê tui đi kéo hàng thì kiếm được chút tiền mua gạo. Giữa hai cơn mê tỉnh, anh Vương Dũng giọng buồn buồn kể: Hồi ba tui còn sống, mấy chị em tui không phải lo chi hết anh à. Chừ chỉ còn mình tui lo cho hai chị nằm nhà la hét suốt cả ngày khiến tui cũng muốn điên theo…
Anh Dũng kể, cả 3 chị em anh bây giờ sống nhờ vào mấy trăm nghìn trợ cấp cho người tâm thần và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương theo diện hộ nghèo và bà con trong khu phố giúp đỡ.
Nhưng mà, bà con ở cái khu phố tui ai cũng nghèo, cũng chạy ăn từng bữa. Ước chi tui đừng đau ốm thường xuyên, đi kéo hàng thuê chắc cũng đủ nuôi hai chị…Anh Vương Dũng tâm sự.
Bây giờ trong căn nhà tuềnh toàng, quanh năm mưa tạt, gió lùa của 3 anh em tâm thần Vương Dũng đang tựa lưng nhau để sống trong nỗi đau đớn bệnh tật. Tài sản quý nhất trong nhà mà anh Dũng bảo với tôi còn lại của 3 anh em anh là chiếc tủ gỗ mục nát chứa đầy kỷ niệm buồn với những chiếc lư hương và di ảnh của 5 người thân lần lượt ra đi vì bạo bệnh và tai nạn.
Hỏi trợ cấp mỗi tháng của 3 anh em Dũng được bao nhiêu? Anh Dũng ngơ ngác hồi lâu và giật mình bảo: Tui không biết bao nhiêu anh à. Nhưng chắc cũng đủ mua gạo ăn tằng tiện qua ngày.
Dũng bảo hai chị có trợ cấp người tâm thần mỗi tháng được hơn 200 nghìn, còn Dũng thì không có. Nên phải tranh thủ lúc không đau chạy chở thuê hàng kiếm thêm tiền mua gạo để sống. Con hôm nào tôi đau thì phải nằm nhà.
Hỏi có đói không? Anh Dũng bảo: Bà con hàng xóm ở đây cho cơm mấy chị em ăn qua ngày. Trời nắng ai thuê tui đi kéo hàng thì kiếm được chút tiền mua gạo. Giữa hai cơn mê tỉnh, anh Vương Dũng giọng buồn buồn kể: Hồi ba tui còn sống, mấy chị em tui không phải lo chi hết anh à. Chừ chỉ còn mình tui lo cho hai chị nằm nhà la hét suốt cả ngày khiến tui cũng muốn điên theo…
Anh Dũng kể, cả 3 chị em anh bây giờ sống nhờ vào mấy trăm nghìn trợ cấp cho người tâm thần và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương theo diện hộ nghèo và bà con trong khu phố giúp đỡ.
Nhưng mà, bà con ở cái khu phố tui ai cũng nghèo, cũng chạy ăn từng bữa. Ước chi tui đừng đau ốm thường xuyên, đi kéo hàng thuê chắc cũng đủ nuôi hai chị…Anh Vương Dũng tâm sự.
Bây giờ trong căn nhà tuềnh toàng, quanh năm mưa tạt, gió lùa của 3 anh em tâm thần Vương Dũng đang tựa lưng nhau để sống trong nỗi đau đớn bệnh tật. Tài sản quý nhất trong nhà mà anh Dũng bảo với tôi còn lại của 3 anh em anh là chiếc tủ gỗ mục nát chứa đầy kỷ niệm buồn với những chiếc lư hương và di ảnh của 5 người thân lần lượt ra đi vì bạo bệnh và tai nạn.
Hỏi trợ cấp mỗi tháng của 3 anh em Dũng được bao nhiêu? Anh Dũng ngơ ngác hồi lâu và giật mình bảo: Tui không biết bao nhiêu anh à. Nhưng chắc cũng đủ mua gạo ăn tằng tiện qua ngày.
Dũng bảo hai chị có trợ cấp người tâm thần mỗi tháng được hơn 200 nghìn, còn Dũng thì không có. Nên phải tranh thủ lúc không đau chạy chở thuê hàng kiếm thêm tiền mua gạo để sống. Con hôm nào tôi đau thì phải nằm nhà.
Lúc tỉnh chị Vương Thị Ngọc chăm sóc đứa em tâm thần Vương Thị Thu. |
Trong nhà ni bây giờ tui là khỏe nhất, còn hai chị Ngọc và chị Thu thì hết la hét lại nằm, chẳng làm được chi. Tui phải cố, nhưng cái chứng đau đầu hành hạ, rồi nhiều lúc không làm chủ được mình, tui phải cắn răng nằm nhà không dám đi ra đường vì sợ phiền bà con…Anh Dũng tâm sự.
Lại thêm một cái tết nữa đang cận kề, hôm tôi đến hỏi thăm anh Vương Dũng ước mơ gì cho năm mới sắp đến? Anh Dũng im lặng hồi lâu rồi bảo: Tui ước mơ được khỏe, đừng đau để đi làm kiếm tiền lo cho 2 chị một bữa no có cơm, có cá, có thịt!
Bất chợt tôi nhớ lời tâm sự của lão nhà giáo già Vương Mua cách đây hơn 1 năm cũng vào cái ngày đông rét lạnh này. Lão nhà giáo già Vương Mua kể với tôi về cái mơ ước đời người mà ông bảo đã hơn 20 năm nay gia đình ông không biết mùi thịt cá, bữa cơm chỉ toàn rau, rau và muối.
Lời tâm sự của anh Vương Dũng tôi chợt nhói lòng khi nhớ lại lời tâm sự của bố anh ngày còn sống về cái giấc mơ đời người. Đó là từng đêm ông nằm mơ những bữa no có thịt cá cho các con. Mà như lời ông bảo được vậy có nhắm mắt ông cũng mãn nguyện lắm rồi.
Giấc mơ cuối đời của ông lão nhà giáo nghèo chịu nhiều bất hạnh đã được những tấm lòng từ tâm trên mọi miền đất nước sẻ chia. Nhưng tất cả chỉ được một bữa no, số tiền còn lại dành để mua thuốc cho 3 người con tâm thần và điều trị căn bệnh ung thư cho lão nhà giáo Vương Mua đã không còn.
Tổ trưởng tổ dân phố số 8 phường An Xuân, TP. Tam Kỳ Nguyễn Bá Dư bảo với tôi rằng, bà con trong khu phố đã làm hết sức mình để đùm bọc 3 anh em Dũng. Nhưng bà con ở khu phố ni ai cũng nghèo, có giúp chăng cũng chỉ là chén cơm mỗi ngày, nhưng bữa có bữa không.
Đứng trong căn nhà rách nát giữa 3 con người điên dại, tôi chẳng biết làm gì hơn. Nghĩ đến những ngày giá lạnh sắp đến, giữa cái tết đang cận kề, một bữa no với 3 anh em tâm thần Vương Dũng có là sự thật hay chỉ là giấc mơ mỗi đêm về...?
Vũ Trung
Lại thêm một cái tết nữa đang cận kề, hôm tôi đến hỏi thăm anh Vương Dũng ước mơ gì cho năm mới sắp đến? Anh Dũng im lặng hồi lâu rồi bảo: Tui ước mơ được khỏe, đừng đau để đi làm kiếm tiền lo cho 2 chị một bữa no có cơm, có cá, có thịt!
Bất chợt tôi nhớ lời tâm sự của lão nhà giáo già Vương Mua cách đây hơn 1 năm cũng vào cái ngày đông rét lạnh này. Lão nhà giáo già Vương Mua kể với tôi về cái mơ ước đời người mà ông bảo đã hơn 20 năm nay gia đình ông không biết mùi thịt cá, bữa cơm chỉ toàn rau, rau và muối.
Lời tâm sự của anh Vương Dũng tôi chợt nhói lòng khi nhớ lại lời tâm sự của bố anh ngày còn sống về cái giấc mơ đời người. Đó là từng đêm ông nằm mơ những bữa no có thịt cá cho các con. Mà như lời ông bảo được vậy có nhắm mắt ông cũng mãn nguyện lắm rồi.
Giấc mơ cuối đời của ông lão nhà giáo nghèo chịu nhiều bất hạnh đã được những tấm lòng từ tâm trên mọi miền đất nước sẻ chia. Nhưng tất cả chỉ được một bữa no, số tiền còn lại dành để mua thuốc cho 3 người con tâm thần và điều trị căn bệnh ung thư cho lão nhà giáo Vương Mua đã không còn.
Tổ trưởng tổ dân phố số 8 phường An Xuân, TP. Tam Kỳ Nguyễn Bá Dư bảo với tôi rằng, bà con trong khu phố đã làm hết sức mình để đùm bọc 3 anh em Dũng. Nhưng bà con ở khu phố ni ai cũng nghèo, có giúp chăng cũng chỉ là chén cơm mỗi ngày, nhưng bữa có bữa không.
Đứng trong căn nhà rách nát giữa 3 con người điên dại, tôi chẳng biết làm gì hơn. Nghĩ đến những ngày giá lạnh sắp đến, giữa cái tết đang cận kề, một bữa no với 3 anh em tâm thần Vương Dũng có là sự thật hay chỉ là giấc mơ mỗi đêm về...?
Vũ Trung
Hoàn cảnh của các con ông Mua thật đáng thương và rất cần những tấm lòng sẻ chia. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: 1. Gửi trực tiếp: anh Vương Dũng, số 92/5 đường Huỳnh Thúc Kháng, khối phố 8, phường An Xuân TP. Tam Kỳ, Quảng Nam. 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ gia đình anh Vương Dũng ở Quảng Nam) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX Qua TK ngân hàng Viettinbank Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3. Hoặc trực tiếp đến báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vnbáo VietnamNet |