Trên thực tế, nếu không may có người nhặt được thẻ ATM của bạn cũng khó có thể đánh cắp tiền vì phải biết được mã PIN mới có thể thực hiện giao dịch tại cây ATM. Dĩ nhiên, nếu mật khẩu quá dễ đoán, không ngoài khả năng sẽ bị kẻ gian lấy cắp tiền trong tài khoản. 

Ngay khi phát hiện mất thẻ, người dùng cần ngay lập tức khoá tài khoản theo 4 cách. 

- Gọi điện đến tổng đài để yêu cầu khoá thẻ. 

- Đến quầy giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ, tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được trong giờ giao dịch và khá mất thời gian. 

- Sử dụng Internet Banking/ Mobile Banking. Người dùng chỉ cần đăng nhập tài khoản vào ứng dụng và chọn chức năng khoá thẻ. 

- Khoá thẻ tại cây ATM. Hiện một số ngân hàng đã tích hợp tính năng đóng, khoá thẻ ở các cây ATM, khách hàng có thể thực hiện thông qua hình thức quét mã QR Code. 

Để làm lại thẻ ATM bị mất, khách hàng cần mang theo chứng minh thư đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng làm thẻ để được hướng dẫn. Thông thường, nhân viên ngân hàng sẽ đưa một mẫu giấy xin cấp lại thẻ. KH điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn đó rồi nộp kèm phí làm lại thẻ (Khoảng 50.000 đồng, tùy ngân hàng).

Khi bị mất thẻ ATM, khách hàng vẫn có thể rút tiền bình thường bằng cách mang chứng minh nhân dân đến chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ để rút tiền. Ngoài ra, một số ngân hàng còn cho phép rút tiền tại các cây ATM hiện đại, thực hiện bàng quét mã QR Code, OTP điện thoại,…

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

1/1/2022: Mở thẻ ngân hàng online, không cần ra ngân hàng

1/1/2022: Mở thẻ ngân hàng online, không cần ra ngân hàng

Theo quy định mới, từ 1/1/2022, tổ chức phát hành thẻ có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.