Nỗi khổ bệnh trọng

PGS.TS Nguyễn Huy Oánh có 26 năm công tác tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau khi về hưu, ông được mời làm giảng viên cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông đồng thời tham gia giảng dạy cho các khoa Dược của một số trường đại học. 

Trong chuyến công tác hồi tháng 7/2023, ông Oánh húng hắng ho. Về đến nhà, ông đến bệnh viện thì phát hiện phổi có dấu hiệu bất thường. Xét nghiệm chuyên sâu tại Bệnh viện Hữu Nghị cho thấy ông bị ung thư phổi giai đoạn 4.

Theo phác đồ điều trị, PGS.TS Nguyễn Huy Oánh dùng thuốc đích tại nhà. Quá trình điều trị ung thư khiến ông sụt 2kg, kéo theo sự thay đổi khẩu vị khiến ông mất cảm giác thèm ăn, cố ăn là buồn nôn. Gia đình chưng yến để ông có sức chống lại bệnh tật, nhưng sức khỏe của ông không chuyển biến; người lúc nào cũng mệt mỏi, đuối sức, không muốn làm gì. Các công việc mà ông yêu thích và làm hàng ngày như sửa khóa luận cho sinh viên, ông đành phải gác lại.

Anh 1.jpg
 PGS.TS Nguyễn Huy Oánh nhớ lại thời điểm phát hiện ung thư

Tâm bình an, ung thư cũng phải lùi bước

PGS.TS Nguyễn Huy Oánh nói, khi nghe đến ung thư, hầu hết người bệnh đều suy sụp và rất khó để đối mặt. Ngay như ông - một người cả đời nghiên cứu và công tác trong ngành  dược, cũng không tránh được những ý nghĩ thất vọng bi ai trước kết luận mình “có K”.

“Những lo lắng, căng thẳng phát sinh từ trong tiềm thức của bệnh nhân có thể gây tác động không nhỏ đến tình trạng thể chất của người bệnh”, ông Oánh cho biết. 

Theo kinh nghiệm của ông, khi đối mặt với ung thư, việc cần luyện tập ngay là cân bằng cảm xúc, tránh bất ổn tâm lý làm ảnh hưởng chất lượng sống. Làm được điều này, ông đã vượt qua đau đớn về thể xác, tạo dựng dần sự lạc quan.

Để nuôi dưỡng mục đích sống và khát khao chiến thắng bệnh tật, ông Oánh cố gắng duy trì lịch làm việc và sinh hoạt bình thường. Mỗi buổi sáng sớm, ông đều ra đường để đón chào ngày mới. Đi dạo giúp ông vận động, tập thể dục hằng ngày và nhìn ngắm cỏ cây, vạn vật, tìm cho mình sự tập trung và bình tĩnh. Đây cũng khoảng thời gian để ông gọi điện, nhắn tin thăm hỏi, kết nối với những người ông thương yêu và cảm nhận tình yêu từ họ. 

Từng ngày của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh đều ý nghĩa nhờ lên kế hoạch cụ thể để ngủ đủ giấc, uống đủ nước, ăn uống khoa học, lành mạnh, đúng và đủ năng lượng, vận động thường xuyên và giải trí phù hợp tùy theo thể trạng. “Việc lên kế hoạch chi tiết không những là cơ sở để có sức khỏe thể chất dẻo dai mà còn giúp những suy nghĩ tiêu cực không có thời gian làm phiền tới bạn; ăn sẽ được, ngủ sẽ ngon, ta bình thản sống chung với bệnh hiểm”, ông nói.

Quà quý Tâm Bình 

Nghe tin PGS.TS Nguyễn Huy Oánh mắc bệnh hiểm nghèo, một số học trò cũ của ông ở ĐH Dược Hà Nội đến thăm, trong đó có DS. Lê Thị Bình - Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình. Biết thầy mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe yếu, DS. Bình tặng ông 1 hộp Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình. 

Nhận món quà từ học trò cũ, nhìn thành phần, PGS.TS Nguyễn Huy Oánh thấy chiết xuất nhiều dược liệu quý như nhân sâm, nhung hươu, đương quy, kỷ tử… Ông chia sẻ: “Là người trong ngành, lại có bố là một thầy thuốc Đông y, tôi biết đây đều là những vị thuốc bổ đầu bảng, rất tốt để bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khỏe.

Không biết nhờ hơn 1 năm trời “bật chế độ” sống chung cùng ung thư với tâm thế bình an, hay nhờ tấm lòng của trò cũ và chất lượng sản phẩm do công ty của cô ấy sản xuất, mà chỉ sau 1 tuần dùng Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình, PGS.TS Nguyễn Huy Oánh thấy bớt mệt mỏi, ăn ngon miệng hơn và bắt đầu có cảm giác thèm ăn. “Trước chỉ cố nhai nửa bát cơm, như nhai rơm, còn bây giờ, tôi đã ăn được cả bát đầy. Sáng nay, tôi xơi một đĩa xôi, một cái lạp xưởng và một trứng ốp la - khẩu phần như hồi chưa phát hiện ung thư”, ông phấn khởi cho biết.

Anh 2 a.jpg
PGS.TS Nguyễn Huy Oánh ăn ngon miệng hơn sau khi dùng Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình

Ăn được, không chỉ sức khỏe cải thiện mà hệ tiêu hóa cũng trơn tru, không bị đi ngoài phân lỏng. Cơ thể khoẻ khoắn hơn nên ông Oánh có hứng thú làm việc. Mỗi ngày, ông đều mở máy tính sửa khóa luận cho sinh viên. Các cuộc họp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ông tham gia trở lại. Thời gian rảnh, ông đi gặp gỡ bạn bè, tập thể dục. Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, thần sắc tươi tắn của ông, nhiều người còn bảo chẳng giống người đang mang trọng bệnh chút nào.

Anh 3.jpg
Sức khỏe tốt lên, ông Oánh lại tiếp tục niềm đam mê công việc

Từ trải nghiệm của mình, PGS.TS Nguyễn Huy Oánh khuyên những người “đồng bệnh tương lân” nên giữ tinh thần lạc quan và tích cực bồi bổ cơ thể để có sức chiến đấu với ung thư. Hiện ông vẫn đang dùng 1 viên Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, ung dung đối mặt với căn bệnh hiểm.

Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật cùng PGS.TS Nguyễn Huy Oánh qua SĐT: 0912 242 410 

Đinh Hương