Bạn đã bao giờ viết thư xin việc?

Nếu đã chán nản sau hàng chục lần ứng tuyển, trước hết hãy kiểm tra lại CV của mình một lần nữa để xem nó đã đảm bảo các yếu tố cơ bản sau chưa: Bản tóm tắt phô diễn hết các kinh nghiệm chính, có sự thay đổi tiến bộ sau mỗi lần chuyển việc; Danh sách về kỹ năng thế mạnh thể hiện qua các dự án quan trọng và thành tích theo gạch đầu dòng;  Danh sách những thành tích học vấn, nhất là các chứng chỉ, thành tựu mà bạn thấy quan trọng và có tác dụng với vị trí đang ứng tuyển nhất; Các kỹ năng hành chính và ngoại ngữ.

{keywords}
(Nguồn hình: Freepik)

Nếu các yếu tố trên đã đầy đủ, với cách diễn đạt rõ ràng, biết làm nổi bật thông tin quan trọng, thì vấn đề còn lại nằm ở bức thư xin việc. Thậm chí, dù đang ứng tuyển cho vị trí mơ ước, nhiều người còn không có khái niệm “gửi thư xin việc”.

Một số khác có ý thức về yếu tố này, thì lại viết thư xin việc quá chung chung, chỉ đưa ra các kỹ năng và thành tựu ăn khớp với vị trí công việc đó. Một hai câu nêu lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty cũng chưa đủ, nhất là khi nó chỉ để nói những điều tốt đẹp về công ty, bức thư xin việc như thế không làm tròn được vai trò của nó.

Tạo khác biệt với thư xin việc

Nâng cấp thư xin việc trở thành một bức thư đón đúng ý của nhà tuyển dụng là những gì bạn cần.

Một bức thư như vậy cần đề cập đến một vấn đề cụ thể mà phía công ty tuyển dụng đang gặp phải và cách bạn có thể giải quyết nó.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc mô tả những thách thức của ngành nghề bạn dự định ứng tuyển. Sau đó, nói rõ hơn một số thách thức cụ thể của công ty và cách mà bạn - với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực đó, có thể giúp giải quyết vấn đề.

Sau đó, đề cập 3-5 trách nhiệm từ bản mô tả công việc của công ty, liên hệ đến những thành tích của bạn tại các công ty trước đó. Khẳng định bằng một câu ngắn gọn “Tôi sẽ giải quyết được tình trạng… này của quý công ty” và dẫn chứng cách bạn đã từng thực hiện tại công ty cũ.

Kết thúc bức thư xin việc với lý do bạn muốn làm việc cho công ty.

Cuối cùng, thay vì nói “Tôi mong nhận được phản hồi từ công ty”, hãy chủ động bày tỏ: “Quý công ty có thể liên hệ số điện thoại… để trao đổi sâu hơn”.

(Nguồn: Careerbuilder)