Sáng 17/9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã gặp mặt các chuyên gia, lắng nghe ý kiến về phục hồi kinh tế cho giai đoạn “bình thường mới”.

{keywords}
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Cần phục hồi kinh tế, không thể "đóng cửa" mãi. 

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, qua các ý kiến vừa thảo luận, vừa tranh luận, có thể thấy nổi lên 5 vấn đề.

Thứ nhất, đánh giá diễn biến và thực trạng dịch bệnh, các quan điểm đều nhìn nhận không thể loại hẳn dịch ra khỏi cộng đồng.

"Những điều kiện mà chúng ta chuẩn bị đến giờ này tương đối ổn định, đã có thuốc, có thêm túi an sinh tăng dinh dưỡng; có vắc xin; nhận thức người dân ủng hộ, chấp hành và đoàn kết, chấp nhận đồng cam cộng khổ cùng vượt qua khó khăn", ông Nên nêu.

Thứ hai, điều kiện tiếp cận y tế cho người dân đã cơ bản, dù vẫn còn những việc phải cố gắng.

Thứ ba, sức chịu đựng của xã hội tới giờ này gần như đến hạn rồi, sức chịu đựng nền kinh tế cũng tổn thương rồi, cần phục hồi chứ không thể đóng mãi.

Thứ 4, các ý kiến đều thống nhất quan điểm tiếp tục giãn cách, nhưng phải từng bước mở dần đảm bảo độ an toàn, quản lý rủi ro. Hầu hết đều khẳng định không thể không mở cửa.

Thứ năm, các ý kiến đều đề nghị phải chuyển chiến lược sang giai đoạn bình thường mới, sống chung, sống thích nghi… tóm lại là sống trong môi trường có dịch, nên chuẩn bị mọi điều kiện để ứng phó phù hợp.

Đồng tình với các ý kiến trên, Người đứng đầu Thành ủy cho biết, đến giờ này TP đã chuẩn bị 14 chiến lược phòng, chống dịch mà trụ cột là chiến lược y tế.

Cụ thể, chiến lược y tế trong thời kỳ bình thường mới phải tính trong hệ thống y tế từ cơ sở và phải củng cố lại; cái gì qua rồi thì rút kinh nghiệm, giờ phải làm, nhìn thấy trách nhiệm mà đi tới. Củng cố ngay y tế cộng đồng, tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống nhà thuốc tây…

Chiến lược cũng đề ra các quy định rõ ràng, ứng phó thế nào trong môi trường mở, ứng phó thế nào trong tình huống một tập thể có F0, trong một dây chuyền có F0.

"Chiến lược y tế là nhằm hình thành mạng lưới y tế đủ sức lo cho dân, chứ không thể dựa mãi vào lực lượng chi viện", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh và cho biết, TP đang tập trung xây dựng chiến lược xã hội, chiến lược an sinh.

“Không thể tưởng tượng là một quận có 700.000 dân mà danh sách đưa lên có hơn 600.000 người cần hỗ trợ, điều đó cho thấy người dân gặp rất nhiều khó khăn, cần hỗ trợ kịp thời”, Bí thư Nên chia sẻ.

Theo ông, nếu cứ lo tập trung chống dịch thì việc chăm lo nhiều bệnh khác, nhiều đối tượng khác cũng chưa tròn.

Mở cửa kinh tế là mệnh lệnh

Tại cuộc gặp, nhiều chuyên gia nhận định, giãn cách xã hội có hiệu quả nhất định, nhưng không đủ sức đẩy lùi số ca F0. Sức chịu đựng của xã hội tới giới hạn rồi, kéo giãn cách thêm nữa nữa là không thể.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, hệ thống y tế đã cơ bản, có thuốc, có vắc xin rồi thì tính toán tới việc mở cửa để phục hồi nền kinh tế.

{keywords}
Một số hoạt động kinh tế tại quận 7 đã mở cửa từ ngày 15/9

Theo TS. Trần Du Lịch, phải tập trung củng cố hệ thống y tế tận cơ sở, vì đây là vũ khí chống dịch hữu hiệu. Theo ông, để mở cửa thành công, sống thích nghi với dịch bệnh thì cần tập trung cho ba vấn đề cơ bản:

Đó là tập trung củng cố hệ thống y tế, giúp F0 điều trị; hỗ trợ nguồn lực y tế và tập trung giảm tỷ lệ tử vong.

Ông cho rằng, khi đã mở cửa thì mở xuyên suốt, không vì có ca F0 mà dao động, phải giữ được quan điểm này.

Còn TS. Vũ Thành Tự Anh thì cho rằng, không thể không mở cửa, đây là mệnh lệnh. Theo ông, hiện nay doanh nghiệp đang kiệt quệ, nếu không có phương án phù hợp để mở cửa thì DN "tắt thở" luôn.

Thời gian qua, một lượng lớn DN ngưng hoạt động, phá sản, trong khi xây dựng được một đội ngũ doanh nghiệp phải rất lâu. Ngoài ra, lao động mất việc làm ngày càng tăng, trong hơn 3 tháng vừa qua họ cũng kiệt quệ. 

TS. Tự Anh cho rằng, phân tích một vài tình hình trên để cho thấy rằng, TP phải mở cửa phục hồi kinh tế, thích nghi với hoàn cảnh mới, phải học cách thích nghi.

Với hoạt động kinh tế, kinh doanh, tất cả các đơn vị được mở ra thì phải có phương án dự phòng, thích nghi, quản lý rủi ro

TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng đồng quan điểm phải mở cửa kinh tế. Theo ông, TP có hai tuần thí điểm và tập dần để mở cửa an toàn khi đến thời điểm 30/9.

Để mở cửa an toàn, ông Ngân đề nghị phải quan tâm 7 nội dung: tiếp tục đẩy nhanh tiêm vắc xin; tập trung giảm tỷ lệ tử vong; giảm tỷ lệ nhập viện; củng cố năng lực điều trị, đầu tư nhiều hơn cho hệ thống y tế; bảo đảm đủ thuốc điều trị F0 tại nhà; tuyên truyền để chuẩn bị tâm thế cho người dân sống trong trạng thái bình thường mới.

Cuối cùng là tài chính, theo ông Ngân, đây là khâu mấu chốt. TP.HCM mỗi năm đóng góp ngân sách trung ương trên 300.000 nghìn tỷ đồng, nên khi bản thân TP gặp khó thì trung ương cũng gặp khó, do đó, cần phải xây dựng chiến lược mở cửa. 

Công an thông tin những nhóm người không cần giấy đi đường

Công an thông tin những nhóm người không cần giấy đi đường

Chiều nay, Công an TP thông tin về thay đổi đối tượng lưu thông trên đường trong thời gian giãn cách thêm hai tuần, những thay đổi này dựa trên chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Hồ Văn