Tại buổi đối thoại, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng; giải đáp nhiều thắc mắc; tiếp thu những đề xuất, kiến nghị, hiến kế của đoàn viên, thanh thiếu niên cả nước.

{keywords}
 

Anh Hoàng Thanh Tùng (đoàn viên tại Thị xã Thái Hòa, Nghệ An) nêu vấn đề hiện nay, có một bộ phận thanh niên đang xa rời những định hướng, giá trị và lý tưởng sống tốt đẹp, đề cao nhu cầu hưởng thụ. Trước thực trạng này, đoàn thanh niên làm gì để định hướng, giáo dục, vun đắp khát vọng, hoài bão cho thanh niên?.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho hay, đây là một nhận định đúng về tình hình thanh niên.

Anh Tuấn cho rằng, có 5 vấn đề nổi cộm trong thanh thiếu niên như: thờ ơ, vô cảm với các hiện tượng xảy ra trong xã hội; sa vào các tệ nạn xã hội; sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu; có hành vi vi phạm pháp luật là và tình trạng bạo lực.

Nhưng theo một kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu thanh niên thì đến 93,7% thanh niên yêu nước và tự hào dân tộc; 88% có mong muốn được cống hiến cho quốc gia, dân tộc,...

“Như vậy, tôi khẳng định thanh niên hiện nay vẫn luôn có niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, vẫn luôn có khát vọng cống hiến cho Tổ quốc không ngừng được củng cố”, anh Tuấn nói.

Tuy nhiên, vẫn cần thẳng thắn nhìn nhận hiện nay là một bộ phận thanh niên xa rời những giá trị truyền thống, lý tưởng sống tốt đẹp mà đề cao nhu cầu hưởng thụ.

Anh Tuấn cho rằng, các tổ chức Đoàn, Hội cần có trách nhiệm với việc này.

“Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng trong đổi mới nội dung và phương thức giáo dục, tập hợp đoàn kết thanh niên nhưng chúng ta chưa “chạm” đến được đối tượng thanh niên yếu thế, chưa tiến bộ”, anh Tuấn nói và cho rằng, trong thời gian tới sẽ có giải pháp hướng tới đối tượng này.

“Thời gian qua, Đoàn đã có chương trình phối hợp với Bộ Công an để cảm hóa, giáo dục, hỗ trợ thanh niên chậm tiến; hỗ trợ cho thanh niên hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng. Hay chương trình đồng hành chăm lo, tư vấn tâm lý cho các đối tượng vị thành niên vi phạm pháp luật,... Nhưng nỗ lực chưa đạt tới và cũng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Chúng tôi hứa trong đổi mới nội dung và thiết kế chương trình hành động của Đoàn, sẽ tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi”, anh Tuấn nói.

{keywords}
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: Thanh Hùng

Tuy nhiên, anh Tuấn cũng chia sẻ, việc thanh thiếu niên hư có một phần trách nhiệm của gia đình, xã hội.

“Chúng ta không thể đổ hết trách nhiệm cho nhà trường, ngành giáo dục. Khi con em mình hư không có ai dạy dỗ, giáo dục tốt hơn gia đình”.

Về phía T.Ư Đoàn cũng sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ để có một chương trình tổng thể nhằm xây dựng gia đình trẻ ấm no, hạnh phúc. Chúng tôi sẽ trang bị cho các bạn thanh niên những kiến thức, hiểu biết, kỹ năng cơ bản nhất trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, làm cha mẹ, để chăm sóc gia đình thực sự bền vững.

“Có những gia đình trẻ ấm no hạnh phúc thì 10 -15 năm nữa sẽ có những lớp công dân mới như kỳ vọng”, anh Tuấn chia sẻ.

Bạn Nguyễn Xuân Hoàn, Phó bí thường trực Ban cán sự Đoàn tại Liên bang Nga, đặt câu hỏi: “Hiện nay, tình hình kinh tế - chính trị xã hội trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, sự giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Sự chống phá của các thế lực thù địch với các thủ đoạn tinh vi, các luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc trên mạng Internet, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tư tưởng, niềm tin và dư luận trong thanh niên. Trong bối cảnh này, tổ chức Đoàn các cấp cần làm gì để nâng cao nhận thức và hành động của đoàn viên, thanh niên?

{keywords}
Buổi đối thoại thu hút sự quan tâm của nhiều đoàn viên, thanh niên.

Trả lời câu hỏi này, anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn cho rằng muốn đấu tranh với thông tin xuyên tạc trên mạng, thì trước hết, thái độ, tinh thần của các bạn trẻ phải chủ động.

Phải chủ động cung cấp thông tin chính thống, nếu không thì các thông tin đó sẽ bị bóp méo, bị sử dụng vào những mục đích xấu.

Cũng theo anh Huy, trong quá trình triển khai tổ chức, phương thức phải đa dạng thì mới tiếp cận được nhiều đối tượng thanh niên.

“Nếu phương thức đơn giản thì chắc chắn đối tượng thanh niên mà chúng ta tiếp cận sẽ ít đi. Điều quan trọng trong bối cảnh hiện nay là phải khai thác triệt để các tiện ích của công nghệ thông tin. Để làm được những việc này, phải xây dựng một lực lượng, một bộ máy xung quanh đội ngũ cán bộ Đoàn và tuyên truyền song song cả trên môi trường thực tế, thì việc triển khai mới hiệu quả”, anh Huy nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về việc này, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn nói: “Đấu tranh không chỉ là việc, trách nhiệm của Đảng, của Đoàn mà là của từng đảng viên, đoàn viên. Nếu chúng ta đọc được những thông tin xấu mà lướt bỏ qua, không thấy trách nhiệm của mình trong việc phản bác thì không thể tạo thành sức mạnh tổng thể được. Tổ chức của chúng ta ngoài đời thật như thế nào thì trên không gian mạng cũng phải có sức mạnh như vậy. Tôi tin rằng nếu trước một sự kiện nào đó, mà đủ 6,3 triệu đoàn viên cùng lên tiếng thì đủ sức để đấu tranh lại tất cả các luận điệu sai trái”.

Trước những câu hỏi về cơ chế hỗ trợ, phát huy tài năng trẻ, anh Nguyễn Anh Tuấn cho hay, sắp tới Đoàn sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra đề án phát hiện, bồi dưỡng, phát huy, tôn vinh và trọng dụng các thanh niên tài năng. Khi đề án ra đời sẽ có thêm nhiều cơ chế chính sách hơn nữa để phát triển các tài năng trẻ.

Thanh Hùng

Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020

Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020

10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 đã được công bố sau nhiều vòng bình chọn của độc giả và xét duyệt của Hội đồng xét tặng giải thưởng.