- Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, dù cắt gì nhưng biên chế cứ phình ra, không thể cơ cấu lại được ngân sách, không thể giảm chi thường xuyên được.
Tiếp thu và giải trình ý kiến của ĐBQH thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhìn nhận nhiều định mức, nhiều chính sách chi hiện nay rất lỗi thời.
Theo ông, phải đẩy mạnh khoán chi, đặc biệt là chi thường xuyên.
Phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế mới giải quyết được vấn đề tiền lương.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng |
“Nói về ngân sách nhưng thực ra là đồng bộ và liên quan đến các ngành, liên quan đến các lĩnh vực. Bây giờ có cắt cái gì thì vẫn cắt nhưng biên chế, tổ chức cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên được”, Bộ trưởng khẳng định.
Cần có sự chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành thì ngân sách nhà nước mới từng bước đưa về tình hình lành mạnh hơn hiện nay.
Chi thường xuyên vượt dự toán 11.500 tỷ đồng
Phát biểu trước đó, ĐB Phạm Đình Toản (Hưng Yên) chỉ rõ con số quyết toán chi ngân sách nhà nước vượt 7,52%, 88.525 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên vượt dự toán 1,5%, 11.500 tỷ.
“Đây là chỉ tiêu không tích cực, trong khi chi sai, chi vượt, chi không đúng mục đích vẫn diễn ra còn nhiều, sai phạm thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra”, ông nói.
Ông nêu lại thông tin Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm chi 16.174 tỷ. Các khoản chi chuyển nguồn quá lớn trên 236.000 tỷ chiếm 16-17% tổng chi, trong đó có khoản không xác định nhiệm vụ chi.
“Cần có lộ trình giảm để tăng nguồn lực, tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho ngân sách nhà nước, vì tiền thuế được sử dụng hiệu quả”, ĐB Hưng Yên đề nghị.
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) |
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đề nghị Chính phủ có biện pháp thu hẹp khoảng cách giữa chi thường xuyên và chi phát triển, không để ngày càng nới rộng.
Cần ưu tiên ngân sách cho các khoản chi thật sự cần thiết về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Tăng chi đầu tư phát triển nhưng cần chọn lọc, kiên quyết cắt giảm các khoản chi không cần thiết đối với những công trình, dự án chưa thực sự cấp bách.
ĐB Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) đề nghị phải kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả với QH khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Cho rằng báo cáo còn ghi rất chung chung, xử lý 402 tổ chức và 78 cá nhân, bà đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn trong việc xử lý thực hiện để rõ hơn trước khi ĐBQH bấm nút.
Phó trưởng đoàn ĐB Thanh Hóa Mai Sỹ Diến dẫn lại kết quả kiểm toán cho thấy chi thường xuyên năm 2015 tăng vượt dự toán nhưng một số khoản chi quan trọng cho khoa học, công nghệ, giáo dục... lại thấp hơn dự toán, không hoàn thành theo dự toán QH quyết định.
“Bản thân tôi tin không phải do khách quan mà do chủ quan. Báo cáo cần chỉ rõ nguyên nhân chủ quan để khắc phục, thậm chí quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý”, ông nói.
Phó trưởng đoàn Thanh Hóa Mai Sỹ Diến |
Ông cho rằng, vấn đề thất thoát lớn từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua chi đầu tư phát triển hoặc do yếu kém về chuyên môn hoặc do đạo đức của cán bộ, công chức.
“Theo tôi cả 2 nguyên nhân đều là đối tượng của Nghị quyết 39 của TƯ về tinh giản biên chế. Đề nghị Chính phủ quan tâm nội dung này”, ông nói.
“Tôi thống nhất như kiến nghị của UB Tài chính - Ngân sách là Chính phủ phải có một báo cáo riêng nội dung kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm và có giải pháp khắc phục. Cần thực hiện nghiêm từ TƯ đến địa phương, nếu TƯ không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch tỉnh nghiêm, chủ tịch tỉnh không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch huyện nghiêm, trên dưới không nghiêm thì liệu quốc gia có ổn định, xã tắc có bình yên?”, Phó trưởng đoàn Thanh Hóa lưu ý.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Các sở cũng nhất trí bỏ biên chế
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, khi trao đổi chủ trương bỏ biên chế giáo viên, các sở cũng nhất trí.
Tinh giản biên chế 2 năm, có hơn 20.000 tỷ GPMB sân bay Long Thành
Theo Trưởng Ban Tổ chức TƯ, nếu năm nay và 2018 tiết kiệm chi 1%/năm thì có hơn 20.000 tỷ đồng, đủ để giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành.
Bỏ biên chế giáo viên: Đừng nhầm lẫn điều này
Sẽ hoàn toàn là nhầm lẫn khi cho rằng bỏ biên chế giáo viên thì giáo viên công lập sẽ giống như giáo viên các trường tư.
Lợi, hại biên chế giáo viên ở Đức
Các trường phổ thông công lập của Đức đang đứng trước một nan đề: Trường học phải vật lộn với cuộc chiến thiếu giáo viên.
Hô hào tinh giản biên chế nhưng tăng hơn 20.000 người
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng tinh giản biên chế chưa có con số thuyết phục. Bởi nhìn vào số liệu thấy tăng 20.400 người.
Thu Hằng - Ảnh: Hoàng Anh