Mức độ dễ bị tổn thương của Việt Nam càng tăng lên bởi Việt Nam vốn chịu nhiều tác động từ thiên tai liên quan đến khí hậu, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và mật độ dân cư cao tại các vùng đồng bằng và ven biển, cũng như cộng đồng dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương tại các lưu vực sông ở vùng cao hẻo lánh. Nhiệt độ ngày càng tăng, tình trạng hạn hán và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, mực nước biển dâng và sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn bão đe dọa đến các vấn đề an ninh lương thực, sinh kế và đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam.

 {keywords}

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động tiêu cực đến an ninh lương thực, sinh kế và đời sống của nhiều người dân (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Biến đổi khí hậu là mối quan tâm trọng điểm, Việt Nam và Mỹ đang cùng hợp tác chặt chẽ để giải quyết một số những thách thức khó khăn nhất về môi trường. Các can thiệp của Chính phủ Mỹ hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế phát thải thấp và có khả năng ứng phó với khí hậu phù hợp với các chiến lược của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ.

Chính phủ Mỹ hỗ trợ thực hiện sáng kiến toàn cầu của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu và sắc lệnh về hành động khí hậu và quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - châu Á về Năng lượng. Việt Nam là quốc gia trọng điểm trong Chương trình tăng cường năng lực cho chiến lược phát triển phát thải thấp của chính phủ Mỹ (EC-LEDS), chương trình là nỗ lực đa ngành của Chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ những nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc xây dựng các biện pháp tiếp cận chiến lược lâu dài nhằm giảm phát thải khí nhà kính đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thông qua sự tham gia của các ngành liên quan, Chính phủ Mỹ hướng tới cải thiện sức khỏe và phúc lợi ở Việt Nam thông qua phát triển thích ứng với khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh hỗ trợ song phương về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai, Chính phủ Mỹ còn hỗ trợ các sáng kiến khu vực, bao gồm sáng kiến hạ vùng sông Mekong, trong đó Việt Nam và Mỹ đồng chủ trì về Môi trường và Nước. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam hiện đang giúp giải quyết những thách thức biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Khi kết thúc Chương trình Biến đổi Khí hậu Toàn cầu, Việt Nam được mong đợi sẽ đạt những tiến triển có thể đo lường được, hướng tới chuyển đổi sang tăng trưởng có khả năng ứng phó với khí hậu, phát thải thấp hơn và tăng trưởng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các đối tác của USAID cùng nhiều cơ quan liên quan của Việt Nam và các đối tác phát triển đầu tư vào tăng trưởng các-bon thấp và giảm phát thải, xây dựng khả năng chống chịu và bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi khí hậu. USAID chia sẻ kỹ thuật và kiến thức, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm đánh giá, lập kế hoạch và hành động hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu. Các biện pháp can thiệp nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ, các hội phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương.

Một số chương trình đã được triển khai hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, với sự hỗ trợ của USAID như hỗ trợ phát triển phát thải thấp, chương trình tăng trưởng xanh, đầu tư vào năng lượng sạch, dự án rừng và đồng bằng Việt Nam, dự án thanh niên và thích ứng biến đổi khí hậu đồng bằng sông Hồng, dự án đô thị bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu…

Các chương trình của USAID Washington cũng hỗ trợ cho các nỗ lực song phương. Quan hệ đối tác tăng cường tham gia vào nghiên cứu, một chương trình tài trợ toàn cầu theo hình thức cạnh tranh của USAID hỗ trợ quan hệ đối tác trong nghiên cứu giữa các nhà khoa học từ các quốc gia phát triển với các cộng tác viên được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ ở khu vực hạ lưu sông Mekong, bao gồm các nhà nghiên cứu ở Việt Nam trong lĩnh vực môi trường.

USAID cũng phát triển và thử nghiệm các công cụ và phương pháp tiếp cận sáng tạo nhằm lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu vào các kế hoạch và quyết định phát triển và cung cấp dữ liệu bề mặt đất từ vệ tinh quan sát để xây dựng khả năng chống chịu khí hậu, cải thiện kỹ thuật giám sát phát thải khí nhà kính và xây dựng thực hành sử dụng đất giúp giảm phát thải từ tình trạng mất rừng và suy thoái các cảnh quan phát thải cácbon.

Hỗ trợ của USAID được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên môn của Chính phủ Mỹ, như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, Tổng cục Lâm nghiệp Mỹ, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ và Bộ Năng lượng Mỹ. Mực nước biển dâng thêm một mét sẽ nhấn chìm khoảng 9% diện tích Việt Nam, tỷ lệ dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp còn lớn hơn, gây thiệt hại về kinh tế chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội.

Biến đổi khí hậu cũng đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước, sức khỏe con người, đặc biệt đối với các nhóm nghèo, dễ bị tổn thương và tách biệt khỏi nhịp phát triển xã hội. Hỗ trợ về biến đổi khí hậu của USAID tại Việt Nam đặt nền tảng quan trọng cho phát triển dài hạn, phát thải thấp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời làm chậm tốc độ phát thải khí nhà kính, và bảo vệ hệ sinh thái, sinh kế và cuộc sống.

Điệp Lưu

Tạo cơ hội để phụ nữ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai

Tạo cơ hội để phụ nữ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai

Hiện còn nhiều rào cản khi phụ nữ tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, vì vậy, cần có các sáng kiến phát huy vai trò trung tâm của nữ giới.