- Hơn hai tháng sau khi đăng tải trên mạng dự thảo chương trình (CT) GDPT (GDPT) tổng thể (sau đây gọi tắt là CT tổng thể) để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội, Bộ GDĐT đã có phản hồi lại các ý kiến đóng góp của các Sở GDĐT, các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên và các tổ chức, cá nhân.

Báo cáo Tổng hợp và tiếp thu, giải trình các ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký bao gồm 18 nội dung vừa được công bố.

Một trong những nội dung giải trình đáng chú ý là việc đưa một số môn học là môn tự chọn hoặc bắt buộc trong chương trình.

Lịch sử vẫn là nội dung học bắt buộc

Thời gian vừa qua đã có rất nhiều ý kiến phản đối việc Bộ GD-ĐT xây dựng môn Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT.

Với đề nghị phải có các môn học Lịch sử, Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong CT GDPT mới, ý kiến của Bộ GD-ĐT là: Theo dự thảo CT tổng thể, ở THPT mô Công dân với Tổ quốc là một trong 4 môn học bắt buộc, tích hợp của 3 phân môn: Đạo đức – Công dân, Lịch sử và Quốc phòng – An ninh; đáp ứng yêu cầu cơ bản của CT GDPT mới là định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng giá trị công dân (quyền và nghĩa vụ), hội nhập quốc tế; tuân thủ Luật Giáo dục Quốc phòng, An ninh. Các kiến thức phổ thông nền tảng được hoàn thành ở cấp tiểu học và THCS, ở cấp THPT là định hướng nghề nghiệp, có ít môn học bắt buộc, dành thời gian cho các môn học và chuyên đề học tập tự chọn.

{keywords}


Như vậy, Bộ GD-ĐT cho rằng “nội dung giáo dục Lịch sử, Quốc phòng – An ninh là các nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh cấp THPT. Ngoài ra, ở cấp THPT, học sinh còn được tự chọn học Lịch sử ở môn Khoa học xã hội (là môn học dành cho những học sinh có thiên hướng về các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Công nghệ) hoặc môn Lịch sử (TC2) và một số chuyên đề học tập mở rộng, chuyên sâu về Lịch sử (TC3) (là môn học và chuyên đề học tập dành cho học sinh có thiên hướng về khoa học xã hội và nghệ thuật).

Đồng thời, nội dung này còn được giáo dục tích hợp trong các môn học khác nữa.

Bộ GD-Đ cũng lưu ý rằng trong CT GDPT hiện hành các nội dung này bị trùng lặp trong nhiều môn học khác nhau, CT GDPT mới sẽ khắc phục nhược điểm này.

Tin học sẽ chỉ là môn tự chọn

Với đề nghị đưa môn Tin học là môn học bắt buộc trong CT GDPT cấp THPT, Bộ GD-ĐT cho biết môn Tin học trong dự thảo CT tổng thể không là môn học bắt buộc mà cùng với 10 môn học khác là môn học TC2, dành cho những học sinh có sở thích và khả năng muốn theo ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) tự chọn. Mặt khác, việc thực hành ứng dụng tin học sẽ được vận dụng tích hợp vào tất cả các môn học nhằm củng cố những kiến thức tin học đã được trang bị ở giai đoạn giáo dục cơ bản và ứng dụng tốt, phát huy các kỹ năng tin học trong các môn học. Việc xây dựng môn Tin học là môn học CT2, đồng thời có các chuyên đề học tập tự chọn là góp phần giảm các môn học bắt buộc, tăng các môn học và chuyên đề học tập tự chọn theo nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của học sinh, đáp ứng yêu cầu giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Bắt buộc học Ngữ văn tới hết lớp 12

Ở chiều ngược lại, đối với môn Ngữ văn, có ý kiến góp ý cho rằng “Trên thế giới, môn Ngữ văn lớp 9, lớp 10 là hoàn thành, kết thúc việc học ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ, không có nước nào trên thế giới sau THCS còn học môn Ngữ văn” và đề nghị Bộ GD-ĐT “xem lại việc xác định môn Tiếng Việt/ Ngữ văn là môn học bắt buộc ở cả 3 cấp học để phù hợp với xu thế xây dựng CT GDPT tổng thể của các nước”.

Trước ý kiến này, Bộ GD-ĐT khẳng định việc xác định môn Ngữ văn như trong dự thảo CT tổng thể là phù hợp với xu thế quốc tế và đáp ứng yêu cầu giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

{keywords}

Bộ lý giải điều này như sau: Tìm hiểu CT GDPT của nhiều nước có nền giáo dục phát triển cho thấy môn tiếng mẹ đẻ (với tư cách là ngôn ngữ quốc gia) và văn học luôn được coi trọng ở cả 3 cấp học. Giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp THCS), môn tiếng mẹ đẻ và văn học là môn bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Giai đoạn ngay sau giáo dục cơ bản (cấp THPT), tuỳ mỗi nước, môn tiếng mẹ đẻ và văn học có thể là môn học bắt buộc hoặc là môn học tự chọn bắt buộc (dù lựa chọ theo tổ hợp nào thì môn học này cũng phải được chọn), hoặc là môn học tự chọn tuỳ ý (học sinh có thể chọn hoặc không chọn). như vậy, sau cấp THCS, xu thế chung các nước trên thế giới, ở cấp THPT luôn có môn tiếng mẹ đẻ và văn học là môn học bắt buộc.

Ngân Anh