1. Bộ Công thương hiện nay là tên gọi hợp nhất của các Bộ nào trước đây?
-
Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại
0%
- Bộ Thương mại; Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
0%- Bộ Thương mại và Du lịch; Bộ Công nghiệp nặng
0%Chính xácBộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm nhiều ngành và lĩnh vực.
Theo trang web của Bộ Công thương, ngày 28/8/1945, Bộ Kinh tế được thành lập. Ngày 14/5/1951, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương.
Sau nhiều lần sắp xếp, hợp nhất với các tên gọi khác nhau trong suốt mấy thập kỷ, tới ngày 31/7/2007, Bộ Công Thương được hình thành từ sự hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại, theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII.
2. Sau cuộc cải cách thủ tục hành chính vào năm 2007, Bộ Văn hóa - Thông tin được sắp xếp thế nào?
-
Sắp xếp thành 2 ngành, mỗi ngành hợp nhất với các cơ quan khác nhau
0%
- Sắp xếp thành Bộ Văn hóa và Bộ Thông tin
0%- Sắp xếp thành Bộ Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin
0%- Sắp xếp thành Bộ Văn hóa và Bộ Du lịch
0%Chính xácNăm 2007, Bộ Văn hóa - Thông tin sắp xếp thành 2 ngành, trong đó Ngành Văn hóa hợp nhất với Ủy ban Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch hình thành nên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; còn Cục Báo chí, Cục Xuất bản được hợp nhất vào Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã giải thể vào năm nào và chức năng của Ủy ban này được chuyển cho các bộ nào?
-
Năm 2005, chuyển sang Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT
0%
- Năm 2007, chuyển sang Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
0%- Năm 2010, chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
0%- Năm 2011, chuyển sang Bộ Y tế và Bộ Tư pháp
0%Chính xácNăm 2007, Chính phủ giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các bộ có liên quan.
Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số được chuyển sang Bộ Y tế; chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về gia đình chuyển sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về trẻ em chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Bộ Thủy sản của Việt Nam đã được hợp nhất vào bộ nào?
-
Bộ Công Thương
0%
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
0%- Bộ Tài nguyên và Môi trường
0%Chính xácVào giữa năm 2007, trong quá trình cải cách bộ máy hành chính, Bộ Thủy sản của Việt Nam được hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là một phần trong chiến lược sắp xếp lại các bộ, ngành nhằm tạo ra một bộ máy Chính phủ tinh gọn và hiệu quả hơn. Việc hợp nhất này đã giúp nâng cao sự quản lý tổng hợp đối với các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.
5. Qua nhiều cuộc sắp xếp, hợp nhất, bộ máy Chính phủ Việt Nam giữ ổn định từ khóa 12 (2007 - 2011) đến nay với bao nhiêu đầu mối gồm bộ và cơ quan ngang bộ?
-
30 đầu mối
0%
- 32 đầu mối
0%- 35 đầu mối
0%Chính xácQua nhiều cuộc sắp xếp, hợp nhất, bộ máy Chính phủ giữ ổn định từ khóa 12 (2007-2011) đến nay với 30 đầu mối gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.
18 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Tư pháp; Tài chính; Công Thương; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường.
Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc.
Tám cơ quan thuộc chính phủ gồm: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
- 32 đầu mối
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Năm 2007, chuyển sang Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Sắp xếp thành Bộ Văn hóa và Bộ Thông tin
- Bộ Thương mại; Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm