Theo đó, để vượt qua được phép thử này, các quốc gia cần có chính sách, hành động ứng phó toàn diện không chỉ về mặt y tế mà cả về chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó có việc bảo đảm, cân đối giữa biện pháp phòng chống dịch bệnh với tôn trọng các quyền con người, nhân phẩm của mỗi cá nhân và cộng đồng là một yêu cầu thiết yếu.

Một trong những vấn đề hiện đang được Việt Nam quan tâm hàng đầu hiện nay là công tác bảo đảm người dân có thể tiếp cận thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh hiện cũng đang gặp phải nhiều trở ngại.

Sự phát triển của những nền tảng mạng xã hội khiến việc kiểm soát việc phát tán những thông tin sai lệch trở nên khó khăn hơn khi có nhiều đối tượng lợi dụng những lỗ hổng trong quản lý mạng xã hội để câu like, câu view, để tuyên truyền thông tin, phát tán các tin tức sai lệch. Đồng thời, sự gia tăng trong tần xuất, mức độ nghiêm trọng về thông tin sai lệch đã khiến cho Chính phủ Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, không thể đảm bảo, bảo vệ được quyền được tiếp cận thông tin chính thống cho người dân; và nguy hiểm hơn là gây mất đoàn kết nội bộ.

Tại Hội thảo, Hội thảo về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19, hồi năm ngoái, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng, thậm chí cả an ninh quốc gia.

Trong khi các nước, các chính phủ đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ cho các công dân có cuộc sống an toàn thi không ít hoạt động tung tin thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt, gây nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội; phát ngôn gây thù ghét, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, thông tin, hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục; thông tin kích động hận thù dân tộc, tôn giáo, chống phá Nhà nước, phát tán vi-rút, phần mềm độc hại, thực hiện do thám, tình báo mạng, phá hoại quốc phòng, an ninh quốc gia.

{keywords}
Lợi dụng dịch bệnh Covid-19, nhiều đối tượng đã tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like.

Mặc dù việc kiểm soát dịch COVID-19 rất tốt tại Việt Nam, được quốc tế ghi nhận, song các đối tượng tấn công mạng vẫn lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này tình hình để tăng cường phát tán, lây nhiễm mã độc có phần gia tăng so với tháng trước.

Theo thống kê của Bộ TTTT, tin giả trong thời gian gần đây đã trở nên phổ biến hơn, bình quân mỗi tháng có gần 12.000 thông tin đề cập tới tin giả, tạo ra xấp xỉ 20 triệu lượt xem, chủ yếu trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube. Lợi dụng dịch bệnh Covid-19, nhiều đối tượng đã tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like. Cũng trong dịp này các lực lượng cơ hội chính trị, phản động tạo ra rất nhiều nhóm, diễn đàn và tạo ra nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang, hoảng loạn.

Khi mà số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới lên 3,9 tỷ người, chiếm hơn một nửa dân số thế giới; Khi mà 64 triệu người Việt Nam dành trung bình hơn 6 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet thì những thông tin độc hại được phát tán sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống bình an, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, mọi người thường sử dụng Internet, mạng xã hội để tìm hiểu thông tin về hình hình dịch bệnh, cách phòng tránh.

Để duy trì, bảo đảm người dân có thể tiếp cận thông tin chính xác, có thể an tâm làm việc từ xa, Nhà nước Việt Nam đã sớm có các hành động ứng phó toàn diện. Cụ thể:

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh: Để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh cho người dân, Chính phủ, Bộ Y tế đã có chủ trươngngay từ đầu là Việt Nam luôn công khai tình hình của dịch với người dân và thế giới. Việt Nam xác định nguyên tắc đầu tiên trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 là công khai, minh bạch, không giấu dịch và coi đây là một biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh. Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã áp dụng nhiều phương thức, cấp độ truyền thông khác nhau nhằm bảo đảm tiếp cận và minh bạch thông tin đồng thời cũng tránh gây hoang mang, hoảng loạn trong xã hội.

Đảm bảo nhu cầu duy trì tiếp cận thông tin với các dịch vụ như giáo dục, y tế; điều kiện hạ tầng viễn thông đảm bảo “work from home”: Trước nhu cầu gia tăng của việc sử dụng dịch vụ, hạ tầng viễn thông, Internet phục vụ công tác học tập, làm việc từ xa của người dân, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai tăng 50% dung lượng data tất cả các gói cước khách hàng đang sử dụng và đăng ký mới với mức cước không đổi; tăng gấp đôi băng thông tất cả các gói cước FTTH với mức giá giữ nguyên trên toàn quốc qua đó vẫn đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ cung cấp đến người dùng.

Đảm bảo quyền tiếp cận y tế: Chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời qua đó thúc đẩy phương thức làm việc mới, thúc đẩy phát triển sản phẩm, nền tảng “make in Vietnam”, Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đã khẩn trương xây dựng, ra mắt nhiều sản phẩm ứng dụng mang tính thực tiễn, kịp thời cao.

Đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ TTTT đã công bố cam kết đồng hành, hỗ trợ giữa hai ngành trong phòng, chống dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành giáo dục thực hiện chuyển sang dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho cấp học phổ thông và đại học khi học sinh, sinh viên phải nghỉ học kéo dài. Với phương châm “học sinh không đến trường nhưng việc học không gián đoạn” của Bộ GDĐT, các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành TTTT đã có những cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục trong giai đoạn chống dịch Covid-19, đó là: Miễn phí nền tảng dạy học từ xa, miễn phí cước, cũng như sẽ phát sóng miễn phí toàn bộ bài giảng lên truyền hình phục vụ học sinh trong cả nước.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện chính phủ điện tử, đảm bảo thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ nhân dân: Để đáp ứng yêu cầu cấp bách công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống viêm đường hô hấp cấp trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh Covid-19, Bộ TTTT đã triển khai mở rộng hệ thống truyền hình hội nghị chuyên dụng của Chính phủ đến toàn bộ các bộ, ngành, các địa  phương, các điểm nóng dịch bệnh trên hạ tầng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng. Hệ thống đưa vào hoạt động kịp thời, chất lượng tốt, tần suất cao, đã truyền tải nhanh chóng các thông tin chỉ đạo, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, được Chính phủ và các bộ, ngành, các nước bạn trong khối ASEAN đánh giá cao.

Đảm bảo môi trường thông tin lành mạnh, đấu tranh chống tin giả. tin xấu độc gây hoang mang dư luận trên Internet: Bộ TTTT chỉ đạo đơn vị chức năng thuộc Bộ (Cục ATTT) chủ động và quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh. Đồng thời, cũng tăng cường công tác giám sát, điều hành các nhà mạng phát hiện, ngăn chặn.

Hồ Lợi