"Đây là vi phạm hết sức nghiêm trọng, đổ chất thải vào môi trường mà môi trường này lại là môi trường nước uống", Bộ trưởng TN&MT nói.

{keywords}
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi cũng dùng nước sông Đà bẩn 3 ngày

Theo ông, vụ việc cho thấy một điển hình về "cảnh báo đỏ cho việc quản lý an ninh nguồn nước, đặc biệt là nước dùng cấp cho sinh hoạt".

Việc xả chất thải vào nguồn nước sông Đà ở Hòa Bình điển hình cho việc thiếu bảo vệ nguồn nước, Bộ trưởng nghĩ sao?

Đúng, phải xem lại 2 khía cạnh. Thứ nhất là thiếu chủ động ban hành những cơ chế chính sách, quy phạm liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước, thứ hai là việc thực thi chính sách pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ ba là chuyển từ việc Nhà nước đảm bảo nguồn nước sạch sang tư nhân có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước địa phương và doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề bảo vệ an toàn nguồn nước chưa có quy định và quy trách nhiệm cho ai.

Nhiều người lo ngại rằng, các đối tượng lần này đổ trộm dầu vào đầu nguồn nhưng sau này, nếu không có biện pháp họ có thể đổ các chất độc hơn rất nhiều xuống nước thì sao?

Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu chúng ta đã để tình trạng quản lý lỏng lẻo và trách nhiệm của nhà cung cấp nước kém ý thức như thế này thì hoàn toàn có nhiều kịch bản có thể xảy ra.

Chúng ta không loại trừ kịch bản nào và từ sự cố này có thể thấy công tác kiểm soát an ninh nguồn nước là vấn đề lớn.

Hết sức vô trách nhiệm

Bộ trưởng thấy sao về trách nhiệm của chủ đầu tư?

Thái độ, suy nghĩ của người dân cũng là suy nghĩ của tôi. Tôi cũng sử dụng nước bẩn đến 3 ngày.

Rõ ràng không phải bàn gì nhiều, thực tế họ đã không đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời và không chú ý đến sức khỏe, không lường được hết các tác hại có thể gây cho mọi người. Có thể dùng từ hết sức vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết.

Chế tài trong trường hợp này là gì khi lời xin lỗi cũng không có?

Việc này cứ để các cơ quan thi hành pháp luật sẽ thực hiện. Hiện nay chúng ta có đầy đủ quy định pháp luật để xử lý họ.

Đối với một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm bẩn mà ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và trong trường hợp này là thương mại về nước, kinh doanh nước, cung cấp dịch vụ sản phẩm là nước mà biết nước ô nhiễm vẫn cung cấp thì đối với các hộ sử dụng nước là một bên hợp đồng, có những thỏa thuận và có thể kiện.

Về góc độ sức khỏe của người dân, khi cung cấp sản phẩm ra thị trường mà sản phẩm đó bẩn thì rõ ràng quy định của pháp luật đều có thể xem xét xử lý. Chẳng hạn thuốc giả thì đi tù và với nước bẩn cung cấp cũng có thể đi tù. Tuy nhiên, việc này phải chờ cơ quan pháp luật xem xét cụ thể.

Trước mắt, tôi cho rằng, những người tham gia vào việc đổ trộm dầu, cung cấp nước bẩn là người theo pháp luật chúng ta sẽ xử lý hết sức nghiêm khắc.

Hương Quỳnh - Thu Hằng

Bí thư Hà Nội: Hoàn toàn có quyền thay thế nước sông Đà nếu không đảm bảo

Bí thư Hà Nội: Hoàn toàn có quyền thay thế nước sông Đà nếu không đảm bảo

Bên lề QH chiều nay, Bí thư Thành uỷ Hà Nội trao đổi với báo chí về vụ đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà.