Trong thư kêu gọi, Bộ trưởng nêu rõ, đợt dịch bùng phát ở nước ta từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực đông dân cư, khu công nghiệp lớn.

"Trong cuộc chiến không tiếng súng này, chúng ta không thể đứng yên khi đồng đội là các y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, dấn thân vào các điểm nóng dịch bệnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân.

Chúng ta cũng không thể cầm lòng khi hình ảnh đồng đội, những “chiến sĩ áo trắng” trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khoẻ của người dân, của cộng đồng", Bộ trưởng chia sẻ.

Ông nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, sự chung tay của đội ngũ các nhà khoa học là rất cần thiết để có thêm các sản phẩm, giải pháp hữu hiệu hơn nữa, phục vụ công tác phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho nhân lực tham gia chống dịch.

Bộ trưởng kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể, nhà khoa học lĩnh vực sức khỏe trong và ngoài nước với kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm tiếp tục chung sức, đồng lòng đề xuất những giải pháp và hành động thiết thực, khả thi, hiệu quả với chi phí hợp lý, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19.

Các đề xuất quán triệt theo phương châm “5K + Vắc xin và tăng cường ứng dụng công nghệ” (giải pháp hữu hiệu, đồng thời là định hướng cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19).

“Truyền thống vẻ vang từ các thế hệ thầy thuốc, nhà khoa học cha anh đi trước sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để chiến đấu và sớm chiến thắng đại dịch. Bộ Y tế luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ hết sức cùng các nhà khoa học”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Thời gian qua, Bộ Y tế đã nhận được nhiều đề xuất khoa học từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành y tế, cả trong nước và quốc tế với mong muốn hiến kế, chia sẻ, tham gia vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Một số đề xuất đã được các hội đồng khoa học, cơ quan chuyên môn xét duyệt đưa vào nghiên cứu, sau đó ứng dụng vào hoạt động thực tiễn phòng, chống dịch.

Tiêu biểu, từ kết quả phân lập được rất sớm tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 của các nhà khoa học, đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ và chủ động hoàn toàn sinh phẩm xét nghiệm cũng như nhiều sản phẩm, giải pháp chẩn đoán, điều trị.

Triều Dương

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 cho người đã tiêm mũi 1

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 cho người đã tiêm mũi 1

Ngày 1/9, Bộ Y tế có công văn yêu cầu các đơn vị khẩn trương lập kế hoạch tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho các trường hợp đã được tiêm mũi 1.