Không đụng đâu mua đó
“Là một người mua hàng online có kinh nghiệm, tôi tự thiết lập quy tắc 60 giây mỗi khi lướt qua một sản phẩm trên mạng”, Quốc Anh (nhân viên marketing, TP.HCM) chia sẻ về mẹo shopping của mình.
Chàng trai 25 tuổi cho biết thêm, thói quen tiêu thụ thông tin theo kiểu “mì ăn liền” phần nào ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm vội vàng của anh. Vậy nên lời khuyên là hãy cho bản thân đủ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về thông tin sản phẩm, độ uy tín của gian hàng, so sánh giá cả và cân nhắc thật kỹ càng khả năng tài chính của bản thân trước khi chốt đơn hàng.
Không mua theo cảm xúc
Ở thời buổi bão giá lên ngôi và nhu cầu cá nhân của các thành viên trong gia đình có xu hướng tăng, việc cân đối chi tiêu trở thành bài toán khó mà những người như chị Phương Chi (35 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) phải đối diện hàng ngày. Nhưng thay vì than phiền, bà mẹ 2 con học cách đối mặt bằng cách điều chỉnh cảm xúc khi mua sắm.
“Tập trung giải quyết các nhu cầu chính đáng thay vì chạy theo sở thích nhất thời là kim chỉ nam để mua sắm trực tuyến một cách có chủ đích và tiết kiệm”, chị Chi khẳng định. Chị thường xuyên lên danh sách các vật dụng cần mua, tập trung vào các món “cần kíp” trước khi chốt đơn hàng để tránh vấp phải tình trạng “thứ cần thì không có, thứ có thì không cần”.
Không vội vã đặt hàng
Với những người dày dạn kinh nghiệm trong “địa hạt” mua sắm online, việc chọn đúng thời điểm mua hàng là yếu tố rất quan trọng để tiết kiệm từ 10 đến 20%, thậm chí 50% ngân sách chi tiêu. Thay vì mua sắm theo kiểu ngẫu hứng, hãy để ý đến đến những cột mốc mà sàn thương mại điện tử tung ra các chương trình ưu đãi hàng tháng. Đơn cử như sale ngày số đôi 9/9,10/10, 11/11, 12/12, sale giữa tháng, sale ngày lương hoặc sale vào các dịp lễ lớn trong năm. Chỉ cần lên danh sách sản phẩm cần mua, cho sẵn vào giỏ hàng và chốt đơn vào ngày ưu đãi là người tiêu dùng hoàn toàn có thể “bảo toàn” chiếc ví của mình.
Không bỏ qua phần đánh giá sản phẩm
Với các sản phẩm và gian hàng lần đầu tiếp xúc, phần đánh giá và bình luận đến từ những người mua hàng trước là cơ sở quan trọng để quyết định xem có nên chốt đơn hay không. Mẹo nhỏ là hãy chú tâm đến các phản hồi đính kèm hình ảnh hoặc video để có cái nhìn khách quan hơn về món hàng trên thực tế. Nếu còn thắc mắc, người mua hoàn toàn có thể liên hệ với người bán thông qua mục Trò chuyện để nhận tư vấn cụ thể hơn.
“Nhiều người thường bỏ qua mục Bình luận nhưng tôi thì không. Với tôi, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả phần mô tả sản phẩm bởi nó là những trải nghiệm rất thực của người mua trước”, Đông Nghi (27 tuổi, kinh doanh, Đà Nẵng) chia sẻ.
Không bỏ lỡ các ưu đãi khi mua sắm
Các tín đồ mua sắm cho rằng ưu đãi chính là yếu tố quan trọng hàng đầu giữ chân họ lại với nền tảng thương mại điện tử. Đáng chú ý, bên cạnh khoản giảm giá trực tiếp trên sản phẩm đi kèm miễn phí vận chuyển, hội mua sắm online có kinh nghiệm còn nhắc đi nhắc lại về khoản mục thanh toán không tiền mặt. “Chỉ mất vài giây để chuyển đổi hình thức thanh toán từ tiền mặt sang ví điện tử ShopeePay có thể giúp tôi tiết kiệm kha khá nhờ vào các mã giảm có sẵn tại mục Shopee Voucher, đây là phát hiện đắt giá trong suốt 3 năm gắn bó với Shopee của tôi”, Quốc Anh chia sẻ.
Với chị Phương Chi, ví điện tử ShopeePay còn mang đến lợi ích gấp đôi khi vừa tận dụng được nhiều mã giảm hấp dẫn cho đơn hàng Shopee, vừa gom về nhiều voucher giá trị áp dụng cho thanh toán hóa đơn điện/nước, nạp điện thoại, quét mã QR Scan & Pay, mua vé máy bay... giúp giảm đáng kể các hạng mục chi tiêu cho gia đình hàng tháng.
Rõ ràng, mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, tỉnh táo xác định nhu cầu cấp thiết, chắt lọc thông tin và “dắt lưng” các bí kíp shopping mới là chìa khóa để đi qua các siêu hội mua sắm cuối năm thật hiệu quả và tiết kiệm với nhiều sự hứng khởi.
Bùi Huy