Mặc dù Đề án quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vừa được UBND TP. Hải Phòng trình Bộ VHTTDL có phần 'muốn bán vé lễ hội' nhưng Bộ nhất quyết không đồng ý.

UBND TP. Hải Phòng vừa hoàn thiện Đề án đổi mới công tác quản lý và tổ chức đối với Lễ hội chọi trâu 2018 gửi Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL). Trong đó, đề án đã đề nghị sẽ tổ chức bán vé tại Lễ hội chọi trâu 2018.

Đề án nêu: "Theo quy định hiện hành, kinh phí cho hoạt động lễ hội không lấy từ ngân sách nhà nước, do vậy toàn bộ kinh phí dành cho hoạt động lễ hội choi trâu đều từ nguồn huy động xã hội hóa". Vì vậy, việc bán vé là rất cần thiết. 

{keywords}
Quan điểm của Bộ VHTTDL là không bán vé bất cứ lễ hội truyền thống nào

Cụ thể, nguồn kinh phí đóng góp cho lễ hội chủ yếu từ các nguồn cấp phường và cấp quận. Trong đó, ở quy mô cấp phường do đóng góp của các chủ trâu; huy động đóng góp, tài trợ từ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn phường. Đặc biệt, kinh phí sẽ được trích tỷ lệ thu được từ bán vé.

Tỷ lệ trích như sau, BTC Lễ hội quận trích 15% số tiền bán vé thu được ở vòng loại và 10% của vòng chung kết (sau khi đã trừ hoa hồng bán vé, chi phí in ấn vé, phí bảo hiểm khách xem Lễ hội) để hỗ trợ công tác tổ chức Lễ hội của các phường (mức trích cụ thể cho từng phường tính theo số trâu tham dự Lễ hội của phường tại mỗi vòng đấu). Ở quy mô cấp quận sẽ huy động đóng góp, tài trợ từ các doanh nghiệp; kinh phí thu từ nguồn bán vé với giá vé quy định 150.000 đ/vé vòng chính hội và 80.000 đồng/vé vòng loại.

Cũng theo đề án, với thực tiễn trên, hiện việc huy động và quản lý tài chính cho lễ hội có những vấn đề cần quan tâm. BTC đã chi cho nhiều hoạt động, từ an ninh trật tự, cơ sở hạ tầng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho đến các hoạt động chọi trâu ngày chính hội, trong khi đó nguồn thu là có hạn.

Ngoài ra, đề án cũng phân tích việc huy động đóng góp với các chủ trâu tham gia lễ hội ở mỗi phường ở mức rất khác nhau. Có phường huy động đóng góp mỗi trâu từ 25 đến 30 triệu đồng, có phường huy động tới 70 triệu đồng, tạo nên tâm lý so sánh không tốt giữa các chủ trâu và người dân ở các phường với nhau.

Giải thích về việc cần thiết phải bán vé, đề án cho biết vấn đề này hiện tại cũng đang có những ý kiến tranh luận. Về tổng thể, trong quá khứ, đây là lễ hội truyền thống với sự đóng góp của người dân cộng đồng, là hoạt động chung của cộng động người dân. Do vậy, việc được tự do tham gia vào các hoạt động lễ hội là quyền của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc có một hoạt động chọi trâu tại sân vận động có bán vé, đã diễn ra trong hàng chục năm nay, được cộng đồng và du khách chấp nhận như một dịch vụ có thu phí, thay vì khoán đóng góp bổ theo đầu người như xưa kia. Với thực tiễn mới này, cần được nhìn nhận phần thu phí tại một phần của lễ hội tổng thể, là loại dịch vụ có thu. Hơn nữa, việc bán vé cần được coi là một giải pháp quản lý, bởi nếu để tự do vào cửa sẽ dẫn đến quá tải, mất kiểm soát.

Xung quanh bản đề án trên, trả lời báo chí bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết hiện tại, Bộ VHTTDL chưa có ý kiến chính thức về đề án này. Song tại Quy định tại Thông tư 15 và Nghị định 28/2017 thì không được bán vé thu tiền lễ hội. Nếu bán vé sẽ vi phạm nghị định của Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc làm sai nghị định.

Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Bộ đã nhận được Đề án quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 15 và Nghị định 28/2017 thì không được bán vé thu tiền lễ hội.

"Quan điểm của Bộ VHTTDL là không bán vé bất cứ lễ hội truyền thống nào"- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng cho biết, trong tuần này Bộ VHTTDL sẽ chính thức có văn bản về vấn đề này.

Tình Lê

Lễ hội 2018 'nóng' chuyện chọi trâu

Lễ hội 2018 'nóng' chuyện chọi trâu

Có tiếp tục chọi trâu hay không và cho chọi trâu hình thức sẽ như thế nào là vấn đề mà nhiều người và cả cơ quan quản lý phải đau đầu trong trong mùa Lễ hội năm 2018

Chọi trâu Đồ Sơn: Màn hổ lao dũng mãnh khuất phục đối phương

Chọi trâu Đồ Sơn: Màn hổ lao dũng mãnh khuất phục đối phương

Trong hầu hết các kháp đấu, các ông trâu đều sử dụng miếng đánh hổ lao để áp đảo đối phương.

Chọi trâu Đồ Sơn: Hàng vạn khách cười bò trên sân vì sự cố hi hữu

Chọi trâu Đồ Sơn: Hàng vạn khách cười bò trên sân vì sự cố hi hữu

Hàng vạn khách cười bò trên sân vì sự cố hi hữu, thay vì cứu hộ trâu thì lại phải ra sức giải cứu xe. Trận đấu bị gián đoạn hơn 30 phút.

Hải Phòng dùng súng gây mê ở hội chọi trâu

Hải Phòng dùng súng gây mê ở hội chọi trâu

Lần đầu tiên BTC lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã phải sử dụng đến súng gây mê để phòng trâu điên.

Hải Phòng vẫn được tổ chức chọi trâu

Hải Phòng vẫn được tổ chức chọi trâu

Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn, Hải Phòng vẫn được tổ chức nhưng sẽ thu hẹp quy mô lại cho phù hợp.

Chọi trâu: Đằng sau lễ hội là cá cược, thương mại hoá

Chọi trâu: Đằng sau lễ hội là cá cược, thương mại hoá

Nhấn mạnh với Góc nhìn thẳng, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ, Bộ VHTT&DL nhấn mạnh không tiếp tục cấp phép mới các lễ hội chọi trâu, bởi tính bạo lực, đằng sau đó cá cược, thương mại hoá...

Vé giả tràn lan Lễ hội chọi trâu Phúc Thọ

Vé giả tràn lan Lễ hội chọi trâu Phúc Thọ

Ngay khi trận đấu tại Lễ hội chọi trâu Phúc Thọ diễn ra được 30 phút, BTC chương trình đã thông báo có hiện tượng bán vé giả tràn lan, người dân đã mua phải vé giả và khi qua cửa đã bị lực lượng soát vé phát hiện