Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh theo Bộ KH&CN

Theo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nằm trong chuỗi các buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đến làm việc tại với các Bộ, Ngành về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ,  trao đổi về các nội dung, nhiệm vụ dự kiến sẽ đề xuất đưa vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 2/11/2018, Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Bộ Y tế.

Thành phần tham dự cuộc họp về phía Bộ KH&CN có: Vụ Công nghệ cao, đại diện Vụ KH&CN các ngành Kinh tế- Kỹ thuật; Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên và Trung tâm truyền thông của Bộ, về phía Bộ Y tế gồm có: Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin chủ trì, Cục Quản lý dược, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế,…

Báo cáo về kết quả thực hiện Chỉ thị số 16/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết: ngoài các giải pháp chung, Bộ Y tế đã phê duyệt 3 chương trình y tế điện tử và đang bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán bệnh ung thư, ứng dụng phần mềm lưu trữ và chuyển tải hình ảnh hiện có khoảng 10 bệnh viện triển khai đề án không dùng phim.

Ngoài ra, Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Y tế cũng báo cáo và đề xuất kiến nghị với Bộ KH&CN một số nội dung: đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Dược thông minh trong quản lý dược phẩm, Đề án y tế thông minh (chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh).

tại Hội thảo công nghệ 4.0 trong lĩnh vực Y tế do làng khởi nghiệp công nghệ y tế tổ chức vào ngày 30/11/2018, các vấn đề như hiện trạng, thách thức và tiềm năng về việc áp dụng công nghệ 4.0 vào y tế tại Việt Nam, các vấn đề doanh nghiệp gặp phải khi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế, khó khăn của start up khi phát triển sản phẩm có yếu tố công nghệ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe… được các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực y tế, khoa học và công nghệ (KH&CN), doanh nghiệp,… chia sẻ với các start up tại Hội thảo Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực Y tế do Làng khởi nghiệp công nghệ y tế (Medtech Village), trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2018 (Techfest Vietnam 2018) tại Đà Nẵng.

Medtech Village là một trong 8 làng khởi nghiệp chủ chốt của Techfest Vietnam 2018. Medtech Village ra đời nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế như: nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ cao vào y tế; tiếp cận với các chính sách hỗ trợ từ chinhs phủ, các đối tác, nhà đầu tư,… và kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực; chia sẻ tới các doanh nghiệp trẻ kinh nghiệm thành công từ những doanh nghiệp khởi nghiệp đi trước và các cố vấn nhiều kinh nghiệm.

Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận những kinh nghiệm để phát triển công ty khởi nghiệp sáng tạo thành công, kinh nghiệm đầu tư cũng như vấn đề xung quanh tiềm năng ứng dụng công nghệ vào nền Y học Việt Nam.

Công nghệ y tế là một lĩnh vực yêu cầu sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ để đảm bảo cho sự vươn lên của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Những năm gần đây, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ y tế đã bắt đầu có những bước tiến dài và tầm nhìn về lĩnh vực này cũng được mở rộng.

Tại Techfest 2017, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, startup đã cùng nhau thảo luận và định hướng xây dựng một hệ sinh thái Y tế cho bệnh nhân, bác sĩ, nhà thuốc và các cơ sở y tế nhằm tạo ra dịch vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe nhanh chóng và tin cậy nhất. Trong suốt 1 năm qua, các start up trong lĩnh vực y tế đã cùng nhau hợp tác, phát triển để tạo ra những sản phẩm trong hệ sinh thái này.

Năm nay, Công nghệ 4.0 đưa ra những thay đổi và thách thức mới của xã hội trong nghiên cứu tiên tiến về sinh học, công nghệ và tự động hóa để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, những thực thể hay chính các start up trong Hệ sinh thái Y tế đang phải chuyển mình và tạo ra các sản phẩm mới để thích ứng với thời đại, đạt được những bước đi nhanh, ứng dụng công nghệ vào giải pháp toàn diện để tạo ra thặng dư cho xã hội.

Tại Hội thảo, một số chuyên gia nước ngoài đã chia sẻ góc nhìn của mình về việc áp dụng công nghệ 4.0 vào y tế ở Việt Nam, mong muốn của nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế; đại diện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã cung cấp thông tin để thấy được hiện trạng, thách thức và tiềm năng về việc áp dụng công nghệ 4.0 vào y tế tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, các sản phẩm của startup trong lĩnh vực y tế gồm trang thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, quy trình kỹ thuật y học, dịch tễ học,… Các sản phẩm này luôn phải được nghiên cứu tuần tự và chỉ được thực hiện giai đoạn sau khi kết thúc, nghiệm thu chính thức giai đoạn trước, được Hội đồng thống nhất khuyến nghị làm tiếp giai đoạn sau gồm: nghiên cứu tiền lâm sàng, nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu phát triển sản xuất thử nghiệm.

Qua trao đổi, thảo luận, hội thảo đã làm rõ những vấn đề startup trong lĩnh vực y tế đang gặp phải, đồng thời gợi ý các giải pháp để giải quyết nhằm giúp các startup dễ dàng hơn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng phát triển dự án của mình.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Với ngành y tế, cuộc Cách mạng này đang mang lại nhiều cơ hội phát triển y tế điện tử. Để phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực y tế, cần có sự liên kết, liên thông và vận hành thống nhất trong hệ sinh thái và dữ liệu lớn y tế, tăng cường kết nối, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để có thể cung cấp được giải pháp tổng thể cho cộng đồng.