Bao bì toàn tiếng nước ngoài, không tem kiểm định, không có nhãn phụ tiếng Việt,... các loại mặt nạ chống độc được coi là “bùa hộ mệnh” khi có cháy nổ đang được bán tràn ngập trên thị trường, còn cơ quan chức năng nói không có trách nhiệm quản lý thiết bị này.
Gần đây, các vụ cháy nổ liên tục xảy ra, đặc biệt là cháy chung cư, khiến nhiều người hoang mang lo lắng. Để tự bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình, nhiều người đã bỏ tiền triệu, thậm chí vài chục triệu đồng, để mua các thiết bị thoát hiểm khi có cháy nổ, đặc biệt là thiết bị mặt nạ chống độc.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện tràn ngập các thiết bị mặt nạ phòng độc không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán với giá chỉ từ 180.000-500.000 đồng/chiếc, loại cao cấp có giá lên tới 2,2 triệu đồng/chiếc.
Có mặt tại một cửa hàng bán thiết bị bảo hộ lao động trên phố Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội), khi hỏi mua mặt nạ phòng khói, ngay lập tức chủ cửa hàng giới thiệu một hộp màu đỏ chằng chịt tiếng nước ngoài, không có bất kỳ một nhãn phụ bằng tiếng Việt nào trên sản phẩm, cũng không hề có tem kiểm định. Điều này đồng nghĩa với việc không có một cơ quan chức năng nào kiểm định chất lượng sản phẩm này.
Người bán thừa nhận rằng để chống cháy mình chỉ cần chụp nó vào, còn chất lượng không biết nó có tốt hay không, song vẫn vẫn cứ “đánh hàng” về.
Khi hỏi đến tem kiểm định chất lượng, chủ cửa hàng ngay lập tức cung cấp loại tem chống hàng giả ghi: “Bộ Công an - Cục Cảnh sát PCCC & CNCH” để dán lên sản phẩm với giá của chiếc tem là 20.000 đồng nếu khách hàng thích.
Tương tự, cũng tại một cửa hàng trên phố Nguyễn Du, chủ cửa hàng còn giới thiệu đến 3 loại mặt nạ phòng độc khác nhau và tất nhiên là cũng không có tem kiểm định.
Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Vũ Tiến Thành, Trưởng phòng Quy chuẩn và kiểm định kỹ thuật ATLĐ (Cục An toàn lao động), cho biết, đây là mặt nạ của nhà sản xuất mà theo giới thiệu thì nó dùng cho trường hợp thoát nạn, thoát hiểm trong cháy nổ khi có hỏa hoạn. Tuy nhiên, loại mặt nạ này hiện nay cũng chưa có quy chuẩn kỹ thuật, Bộ LĐ-TBXH cũng không thực hiện trách nhiệm quản lý cho phương tiện này.
Cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý, thị trường đã tràn lan các thiết bị mặt nạ phòng độc, người dân coi đây là “bùa hộ mệnh” khi có cháy nổ. Câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có trách nhiệm quản lý thiết bị này thì vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.
Đình Hiếu - Nguyễn Đức
Thảm họa cháy chung cư: Đừng để chết người rồi mới đi kiểm tra
Bi kịch ở chung cư Carina diễn ra vào đầu năm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những dự án vừa mới ra mắt mà còn kéo dài thành nốt lặng trên thị trường căn hộ.
Thảm họa chết cháy chung cư: Bán tháo căn hộ, chịu lỗ 200 triệu
Sau vụ cháy chung cư 2016 cùng với nhiều dự án của chủ đầu tư này bị bêu tên thì tình hình buôn bán căn hộ giảm hẳn.
Sợ chết cháy chung cư: Đồng loạt phá hợp đồng, bỏ đặt cọc
Thiệt hại nặng nề sau vụ cháy chung cư Carina khiến không ít người dân có ý định mua chung cư đang phải bàn tính lại. Giới đầu cơ lo ngại, thị trường sẽ chững trong thời gian tới.
Sau thảm hoạ cháy chung cư, nhiều người "đi săn" mặt nạ phòng độc của Nga
Mối quan tâm của rất nhiều người sống ở các chung cư hiện nay chính là sắm cho mình ít nhất 1 thiết bị bảo vệ tính mạng. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng trôi nổi trên thị trường có xuất xứ Trung Quốc...