1. Nguyên liệu nấu cháo sò huyết
Nửa cân sò huyết
200g nấm rơm
200g thịt lợn xay
200g huyết lợn
300g gạo tẻ
Vài nhánh hành lá
3-4 củ hành tím
2 quả ớt
2-3 nhánh sả
Gia vị: Nước mắm, tiêu, muối, bột ngọt
2. Cách nấu cháo sò huyết
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Sả rửa sạch, đập dập và thái nhỏ. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Sò huyết ngâm với nước muối, ớt pha loãng hoặc nước vo gạo khoảng 60 phút để sò nhả hết bùn đất. Sau đó, dùng bàn chải cọ sạch vỏ ngoài và rửa sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Ướp và xào thịt
Ướp thịt lợn xay với nửa muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, trộn đều cho thịt thấm gia vị.
Đặt chảo lên bếp, cho ít dầu ăn cùng nửa số hành tím vừa băm, phi cho thơm rồi cho thịt băm đã ướp gia vị vào, xào đều tay đến khi thịt chín thì cho một ít hành lá đã cắt nhỏ vào và tắt bếp.
Bước 3: Rang gạo
Gạo vo sạch, để ráo rồi cho vào nồi rang đến khi gạo vàng đều.
Bước 4: Nấu cháo
Dùng một chiếc nồi, đun nước sôi thì cho sò vào luộc trong 5 phút. Khi nào sò mở nắp thì tắt bếp.
Sau đó, vớt sò ra để ráo rồi tách lấy thịt sò để riêng. Không nên trụng sò quá lâu vì sẽ làm thịt sò bị teo lại.
Bắc chảo lên bếp, bỏ nửa số hành tím còn lại vào phi cho vàng. Tiếp đó, cho sò huyết vào xào sơ, thêm một ít gia vị như muối, tiêu, bột ngọt.
Tiếp theo, cho phần nước sò vào, thêm khoảng nửa lít nước lọc, nửa phần thịt băm đã xào vào nồi cháo, trộn đều.
Cho thêm vào nồi cháo 1 muỗng cà phê nước mắm, nửa muỗng cà phê muối, trộn đều và nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Múc cháo sò huyết ra bát, cho phần thịt xào còn lại và thịt sò huyết lên trên mặt cháo, cho thêm tí hành lá, tiêu rồi thưởng thức.
3. Lưu ý khi nấu cháo sò huyết
Để nấu cháo sò huyết bổ dưỡng, ngon, cần chọn được sò huyết chuẩn.
Sò huyết ngon là con không quá to cũng không quá nhỏ. Con quá nhỏ khi chế biến thịt sẽ bị teo, còn con lớn thì dễ bị dai.
Những con sò huyết tươi sống sẽ thè lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, có thể ngửi để kiểm tra, nếu có mùi hôi thì không nên mua.
Chọn nấm rơm không bị dập nát, có hình tròn, vẫn còn búp và có hương thơm đặc trưng của nấm. Không nên mua nấm rơm có mùi hôi và đã nở to ra. Nấm rơm có màu đen sẽ ngon, thơm hơn nấm rơm màu trắng.
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết hòa lẫn với vị cay nồng của tiêu, làm món cháo có hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn.
Cháo sò huyết có thể nấu cùng với các loại rau cải như: Rau bó xôi, cải ngọt, cải xanh,... trở thành một món cháo ngon lành, hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn.
Sò huyết là một loại thực phẩm giàu chất sắt và canxi, rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe. Cháo sò huyết với đủ các chất dinh dưỡng sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình. Còn chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài cho cả nhà nào!
Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất