Mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.
Bạn có biết về những vị vua này?
A. Lý Chiêu Hoàng
B. Lý Huệ Tông
Đáp án chính xác là Lý Huệ Tông.
Năm 1224, Lý Huệ Tông Lý Sảm trong tình trạng cuồng loạn đã bị quyền thần Trần Thủ Độ bức phải nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh công chúa Lý Phật Kim để đi tu ở chùa Bút Tháp với pháp danh Huệ Quang đại sư. Ông làm hòa thượng được 2 năm, có lần ra đường dân chúng nhìn thấy tỏ vẻ thương cảm. Trần Thủ Độ sợ lòng dân còn tưởng nhớ đến nhà Lý bèn đưa cựu hoàng đến chùa Chân Giáo trong đại nội. Một hôm, Thủ Độ đến chùa Chân Giáo gặp lúc sư Huệ Quang đang nhổ cỏ liền nói:"nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu". Đại sư biết ý liền thắt cổ tự vẫn sau đó ít lâu, hưởng dương 33 tuổi.
C. Lý Cao Tông
A. Lê Cung Hoàng
Đáp án chính xác là Lê Cung Hoàng.
Đại Việt thông sử viết: “Đăng Dung cướp ngôi, phế truất Vua xuống làm Cung vương, giam Vua và Thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”. Trong khi đó, sách Lê triều dã sử chép: “Giáng vua xuống làm Cung vương, lại giam vua cùng mẹ là Hoàng thái hậu vào cung nội, trời tháng 7 mà một giọt nước cũng không cho uống, đến nỗi phải xé áo mà ăn...".
B. Chúa Trịnh Bồng
C. Mạc Mậu Hợp
A. Ép uống thuốc độc
B. Treo cổ
C. Chém đầu
Đáp án chính xác là chém đầu.
Vua Mạc Mậu Hợp (1562-1592), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: ” Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã”. Bị quân Trịnh treo sống trên cây chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.
A. Nguyễn Phúc Hồng Bảo
B. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
C. Nguyễn Phúc Hồng Dật
Đáp án chính xác là Nguyễn Phúc Hồng Dật.
Nguyễn Phúc Hồng Dật (1846-1883), con út của Thiệu Trị. Năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa. Mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết.
"Ích Khiêm và Văn Để đưa cho Hiệp Hòa một thanh gươm, một dải lụa điều và một chén thuốc độc, yêu cầu vua chọn cái chết cho mình. Thấy vua do dự, Ông Ích Khiêm ép đổ thuốc độc vào miệng vua và bóp mũi để buộc vua phải nuốt. Thuốc công hiệu ngay và ông vua khốn khổ lăn lộn quằn quại. Đúng vào lúc đó, Đề Đốc Trần Xuân Soạn mang lệnh của Tôn Thất Thuyết bảo phải làm nhanh, người ta sợ người Pháp can thiệp để giải thoát vua, và Ông Ích Khiêm đã kết liễu mạng sống nạn nhân bằng ba thanh gỗ đập vào cổ họng, vào ngực và bụng. Cú đánh thứ nhất làm vỡ thanh quản và cú thứ ba làm lòi ruột ra" (Theo Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ)
A. Sài Gòn
Đáp án chính xác là Sài Gòn.
Thành Thái (1879 –1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc. Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Tháng 3/1953, ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ. Ông mất ngày 20/3/1954 tại Sài Gòn và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.
B. Huế
C. Vũng Tàu
Phương Chi
Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?
Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.
Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?
Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...
Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút
Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.
Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.
Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?
Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.
Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?
Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.
Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?
Trong lịch sử từ quan thời phong kiến có thể kể tới những vị danh nhân của đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Văn An, Nguyễn Huy Tự, Bùi Huy Bích…