Những mối nguy không ngờ
Theo Tổ chức Global Health Advocacy Incubator (GHAI), so với các địa điểm khác như khu vui chơi, trường học, trẻ em Việt Nam gặp tai nạn ở nhà, quanh nhà nhiều hơn, tỷ lệ lên đến 55%. Những tai nạn này vừa để lại tổn thất về thể chất và tinh thần cho trẻ, vừa tiêu tốn chi phí của các gia đình.
Chuyên gia về trẻ em nhận định, phụ huynh thường đánh giá cao sự thông minh nhưng lại đánh giá khá thấp kỹ năng ở trẻ và chủ quan về độ an toàn của ngôi nhà. Ví dụ như những tai nạn té ngã. Mặc dù bố mẹ cất đồ đạc gọn gàng, dùng gạch lát không trơn, nhưng không đồng nghĩa là trẻ không thể hay sẽ không ngã.
Rủi ro có thể đến từ việc sàn gạch bị bong, bộp (ộp gạch), khiến sàn bị cong vênh làm con vấp ngã. Chị Hải Thi (34 tuổi, quận 8, TP.HCM) chia sẻ: “Con tôi đẩy xe cút kít trong phòng khách. Nhưng sàn nhà có một vài chỗ gạch đã bị bong vì thấm nước, bé đẩy xe nhanh đến thì vấp, ngã nhào, tôi rất sót!”
Không những thế, sức khỏe của trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân không ngờ đến như dùng tay bóc những mảng tường bị bong cho vào miệng hoặc vi khuẩn sinh sôi từ khu vực nhà vệ sinh ẩm thấp, nấm mốc. Thậm chí, có trường hợp từng ghi nhận trẻ bị trần thạch cao ẩm mốc lâu ngày rơi vào. Anh Hoàng Khang (40 tuổi, quận 3 TP.HCM) lo lắng: “Sàn nhà vệ sinh tầng 1 nhà tôi bị thấm dột nhưng chưa có điều kiện xử lý khiến trần thạch cao không vững chắc. Gia đình luôn trong tình trạng lo lắng, canh chừng và dặn dò con không được chơi ở khu vực đó ”.
Bên cạnh việc sử dụng vật liệu chống trơn trượt tại khu vực nhà tắm, lắp kính chịu lực tác động hay tách biệt khu vực nhà bếp bằng cửa ngăn có khóa..., để bảo vệ toàn diện hơn, phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra các bề mặt tường, sàn, trần nhà tại khu vực sinh hoạt chung, tiến hành trám nứt, chống thấm, cải tạo khu vực hư hỏng. Việc các bố mẹ chủ động rà soát lại các yếu tố có nguy cơ gây tổn thương cho trẻ trong nhà và lên kế hoạch sửa chữa sẽ giúp giảm nhẹ những rủi ro. Đặc biệt là vào thời điểm mùa hè khi trẻ có nhiều thời gian ở nhà vui chơi, nghỉ ngơi hơn.
Cải tạo ngôi nhà đảm bảo an toàn cho trẻ
Theo các chuyên gia của Sika, đối với những vết nứt, phụ huynh có thể xử lý nhanh chóng bằng keo trám khe Sikaflex®-134 Bond & Seal. Bằng việc ứng dụng công nghệ I-Cure PUR, keo trám có khả năng trám vết nứt nông sâu và hạn chế tình trạng tái “nứt” tại khu vực đã xử lý, đồng thời bề mặt sau khi trám có thể sơn phủ giúp trả lại vẻ tươi mới cho ngôi nhà. Riêng đối với khu vực bong, bộp (ộp gạch) có diện tích lớn, khi tiến hành sửa chữa, người dùng cần xử lý chống thấm trước khi ốp lát gạch mới, đặc biệt các khu vực ẩm ướt như ban công, phòng tắm, phòng vệ sinh. Vữa chống thấm SikaTop®-109 Seal VN là gợi ý trong trường hợp này.
SikaTop®-109 Seal VN được đánh giá cao về khả năng bám dính tốt, bề mặt đặc chắc, đàn hồi tốt, thích hợp để chống thấm cho nhiều bề mặt như sàn mái, sân thượng, ban công, tường chắn, sàn và tường phòng tắm, bể bơi… Với khả năng che phủ được vết nứt rộng (đến 1mm ở nhiệt độ 20 độ C), sản phẩm đáp ứng nhu cầu chống thấm và đem lại sự yên tâm lâu dài cho người dùng.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, việc xử lý chống thấm cho nhà hiện hữu luôn thuộc trường hợp “khó” và “đau đầu”. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các phụ huynh nên chủ động chống thấm ngay từ ban đầu vừa là cách tiết kiệm chi phí và tăng cường tuổi thọ cho ngôi nhà, vừa là cách bảo vệ con trẻ khỏi những tai nạn trong nhà do thời tiết gây ra.
Tìm hiểu thêm các giải pháp từ Sika tại https://vnm.sika.com.
Bích Đào